Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dây Kim Luông

Tên khoa học: Spatholobus Parviflorus (Roxb.) Kuntze (S. roxburghii Benth., Butea parviflora Roxb,)

Tên đồng nghĩa: Cây Huyết rồng hoa nhỏ

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Chi: Spatholobus (tên khoa học là Spatholobus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Hoạt huyết

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Loài S. Parviflorus. Cây gỗ hay dây leo gỗ, lá do 3 lá chét hình trái xoan hay hình bánh bò, mặt dưới như nhung trắng, dài 15-20cm, rộng 8-10cm; 7 cặp gân. Chuỳ hoa có lông mịn. Hoa dài 15-18mm, răng thuỳ dài dài bằng ống. Quả đậu dẹp dài 13-15cm, rộng 4cm, có lông mịn, mang một hạt ở phần dưới.

Ra hoa tháng 5. Hoa dài 15-18mm, răng thùy đài dài bằng ống, Quả đậu giẹp dài 13-15cm, rộng 4cm, có lông mịn, mang một hạt b phần dưới. Ra hoa tháng 5.

Bô phân dùng: Dây, vỏ rễ.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Camphuchia, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở bờ sông, trong các rừng thưa trên đất granít hay bazan tới độ cao dưới 800m, ở một số tỉnh như Hà Giang tới Quảng Nam - Đà Nắng, Đắc Lắc, Bình Thuận, Đồng Nai, An Giang.

Có thể thu hái dây quanh năm.

Thành phần hóa học: Rễ chứa rotenone.

Cây thường mọc ở bờ sông, trong các rừng thưa trên đất granit hay badan tới độ cao 800m. Tại An Giang, có gặp cây mọc leo ở rừng thưa trên núi cấm xã An Hảo, và ở đồi núi Ngang xã An Phú, huyện Tịnh Biên.

Tính chất và tác dụng: Vị đắng ngọt, tính ấm; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh.

Công dụng: Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết.

Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ sắc uống trị phù, đau bụng giun và trị nọc độc rắn cắn.

Cụ Nguyễn An Cư đã viết như sau: Dây kim luông mọc hoang trên đồng núi, khắp nơi đều có, hay mọc dựa theo luỹ tre. Rễ, dây đều có thể tuỳ nghi sử dụng. Vị đắng cay, tính ấm, không độc. Dùng chữa cảm mạo phong hàn, ban sởi, đơn độc, có tính giải khát trừ phiền, nhiều đờm, no hơi, đầy hơi, với trẻ con kinh phong, phong xù .v.v...

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng, cẩn được bảo tồn.

Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.205.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
26
Hôm nay:
1323
Tuần này:
3516
Tháng này:
15234
Năm 2024:
42138

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10