Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dây Khố Rách

Tên khoa học: Aristolochia Tagala Cham. (A. roxburghiana (Klotzch)

Tên đồng nghĩa: Mã đậu linh, Sơn dịch

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Hồ Tiêu (tên khoa học là Piperales)

Họ: Nam mộc hương (tên khoa học là Aristolochiaceae)

Chi: Aristolochia (tên khoa học là Aristolochia)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp (EN)

Công dụng: Lợi tiểu, Thông mật, viêm đường tiết niệu

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Loài Tagala. Dây leo có khía rãnh. Thân già màu xám có vỏ nứt dọc. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim thuôn dài 12-27cm, rộng 7-8cm; cuống lá dài 5-6cm. Cụm hoa ở nách lá; cuống chung dài 2,5-3cm. Bao hoa màu nâu tía, nghiêng hoặc cong, gốc phình hình cầu. Tràng hoa có 2 môi, môi trên thuôn dài, môi dưới có hai thuỳ nhỏ. Nhị 6, có vòng lồi trên bao phấn. Bầu dưới, còn mang 6 đầu nhuỵ. Quả nang hình trứng, nứt ở đầu cuống; hạt dẹt, hình tam giác, mép có cánh.

Mùa hoa quả tháng 3-6.

Bộ phận dùng: Rễ và dây

Nơi sống và thu hái: Cây đặc hữu của Nam Việt Nam và Cămpuchia, thườmg gặp mọc hoang trên núi Tô huyện Tri Tôn và núi Cấm huyện Tịnh Biên. Rễ thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Đào về, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính mát; có tác dụng hành khí giảm đau, lợi thuỷ, trừ thấp, tiêu viêm.

Công dụng: Dùng chữa bệnh trĩ lở sưng chảy máu hay viêm đường tiết niệu sưng phù, đái buốt. Dân gian thường dùng rễ làm thuốc chữa đau bụng, viêm loét dạ dày - ruột, viêm họng, trúng độc thức ăn và dùng trị mụn nhọt.

Cách dùng: Ngày dùng 6-12g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối họp vói Mộc thông, Hoàng đằng, mỗi vi 10g cùng sắc uống.

Tham khảo: Ở Trung Quốc (Vân Nam), rễ được dùng chữa viêm nhiễm đường tiết niệu, thuỷ thũng, phong thấp đau nhức khớp, loét dạ dày.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên trên các vùng đồi núi tại An Giang, do khai thác quá mức. Khuyến khích gây trồng, cẩn được bảo tồn.

Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.205.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
25
Hôm nay:
635
Tuần này:
2828
Tháng này:
14547
Năm 2024:
41451

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10