Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dây Giun

Tên khoa học: Quisqualis indica L. 1762 (CCVN, 2: 131)

Tên đồng nghĩa: Cây quả nấc; Cây sứ quân; Cây dây quân tử (CCI); Cây cha ro; Cây chúa sá nằng (FCLV)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Sim (tên khoa học là Myrtales)

Họ: Bàng (tên khoa học là Combretaceae)

Chi: Cynodon (tên khoa học là Cynodon)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Giun Sán, xổ

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa Q. glabra Burm.f. 1768; Loài C. Indicum

Mô tả: Cây bụi có cành mảnh, mọc tựa vào cây khác. Lá đơn nguyên, mọc đối, hình bầu dục, dài 5-13cm, rộng 2-6cm, đầu lá nhọn, gốc lá tròn hay hơi lõm. Cành non và lá có lông mịn. Cụm hoa chùm mọc ở đầu cành. Đài hình ống dài, phía trên chia 5 thuỳ. Tràng có 5 cánh hoa, lúc mới nở màu trắng, sau chuyển thành hồng rồi đỏ. Nhị 10, đính thành 2 vòng. Bầu dưới 1 ô. Quả dài 35mm, dày cỡ 20mm, có 5 cạnh lồi theo chiều dọc, khi chín có màu nâu sậm, chỉ chứa một hạt.

Hoa tháng 3-6, quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Hạt (Sử quân tử). Vào tháng 9-11, lúc trời khô ráo, thu hái quả già, phơi khô, đập lấy nhân. Tiếp tục phơi sấy ở 50-60o cho đến khô. Để nơi khô ráo, tránh mối mọt. Khi dùng đập quả, lấy nhân cắt bỏ hai đầu, bóc bỏ màng cho khỏi nấc, sao khô, tán bột; dùng cả quả giã nát sắc uống thì không phản ứng.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở vùng rừng núi và cũng được trồng làm cảnh vì hoa đẹp. Cây ưa đất cao ráo, mát. Trồng bằng gieo hạt hoặc giâm các đoạn cành già (10-15cm) cắm xuống đất.

Thành phần hoá học: Hạt chứa 27% dầu mà thành phần có các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic và arachidic, phytosterol, muối kalium của acid quisqualic, trigonellin. Hoa chứa cyanidin mono-glucosid.

Tính chất vá tác dụng: Sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh tỳ vị, tiêu tích trừ giun, nhưng nếu ăn nhiều, niêm mạc dạ dày và ruột sẽ bị viêm sưng, đi ỉa lỏng. Dùng trị trẻ em cam tích có giun đũa, bụng óng, gầy còm, tiêu hóa thất thường.

Cách dùng: Ngày dùng 6-12g nhân hạt đã bóc vỏ. Có thể rang ăn hoặc sắc uống. Khi dùng thuốc này kiêng uống nước trà nóng, có thể gây nấc hoặc nôn mửa. Cũng có thể dùng nhân hạt đem sao vàng tán bột uống, mỗi ngày 10-20g. Uống liều 3 ngày vào buổi sáng. Trẻ em tuỳ tuổi, dùng ít hơn. Khi bị ngộ độc, có thể giải độc bằng nước sắc vỏ quả giun.

Đơn thuốc:

1. Trẻ em giun sán, thường đau bụng, miệng ứa nước dãi trong: Dùng 3-4 quả giun, bỏ vỏ, sắc với nước vo gạo cho uống. Hoặc tán nhỏ cho uống, mỗi lần 4g hoà với nước cơm vào lúc tảng sáng.

2. Chữa giun đũa và giun kim: Dùng quả giun giã nát vắt uống, người lớn dùng mỗi lần 15 quả, trẻ em cứ mỗi tối dùng 1 quả, uống vào trước khi đi ngủ, mỗi ngày uống một lần; uống liền trong 3 ngày.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài được trồng làm cảnh tại An Giang. Khuyến khích gây trồng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.203.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
1021
Tuần này:
3214
Tháng này:
14932
Năm 2024:
41836

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10