Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dây chiều Châu Á

Tên khoa học: Tetracera asiatica (Lour.) Hongland

Tên đồng nghĩa: T. sarmentosa (L.) Vahl

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Sổ (tên khoa học là Dilleniales)

Họ: Sổ (Dilleniales) (tên khoa học là Dilleniales)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây bụi leo cố thân màu nâu. Cành mềm dài. Cành non có lông ráp. Lá mọc so le, mép khía răng, gân nổi rất rõ. Hai mặt lá đều rất ráp. Hoa nhỏ, mọc thành chùy ở nách lá hoặc đầu các cành. Quả dại hình trứng, sáng bóng, nhẵn, chứa 1-2 hạt hình trứng, bao bởi một lốp áo hạt xẻ ra nhiều dải. Cây ra hoa vào tháng 4.

Bộ phận dùng: Toàn dây và rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ Mã Lai, mọc hoang ở vùng núi phô biến ở gần dinh núi cấm, huyện Tịnh Biên. Thu hái dây lá quanh năm, rửa sạch, thái nhò, phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô, dùng sống hoặc tẩm rượu sao vàng.

Tính chất và tác dụng: Dây chiều có vị chát, tính mát. Có tác dụng chỉ tả, tiêu sung, giảm đau, lợi tiểu.

Công dụng: Thường dùng chữa

1. Viêm ruột, ỉa chảy, ỉa ra máu đen ;

2. Chứng gan lách to ;

3. Sa tử cung, bạch đói, di tinh ;

4. Tê thấp ứ huyết.

Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài trị lở ngứa da, ghè ngứa, ecpet mảng tròn, lang ben.

Ở Campuchia, toàn dây được dùng làm thuốc. Người ta dùng như thuốc lợi tiểu bằng cách phối hợp với các vị thuốc khác, trị bệnh lậu và bệnh phù thũng có nguồn gốc gan thận, và chế các loại thuốc sắc hỗn hợp như thuốc hạ nhiệt, bổ và lọc máu

Đơn thuốc :

- Lỵ : Lá dây chiều 30g sắc nước và chia làm 3 lần uống. Có thể phối hợp với Bông gạo l0g, vằng (Jasminíim amplexicaule) 5g sắc uống.

- ỉa chảy : Dây chiều, lá ổi, mỗi vi 15g sắc uống.

- Tê thấp, ứ huyết : Rễ dây chiều 16g sắc uống. Thvròng phối họp vối các vị thuốc cùng tác dụng như Dây gắm, Thổ phục linh, Cà gai leo, Dây đau xương, Ngũ gia bì cùng sắc uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiếm gặp. Khuyến khích gây trồng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.196.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
550
Tuần này:
1991
Tháng này:
13709
Năm 2024:
40613

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10