Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dầu rái

Tên khoa học: Dipterocarpus Alatus Roxb

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Bông (tên khoa học là Malvales)

Chi: Dầu (tên khoa học là Dipterocarpus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp (EN)

Công dụng: Mụn nhọt, mẫn ngứa, bệnh ngoài da

Đặc điểm nhận dạng:

Loài D. Alatus

Tên khác Dầu Con Rái

Mô tả: Cây gỗ lớn, cao tới 30-40m, vỏ cây màu xám trắng. Cành non và búp non có lông mịn. Lá mọc so le, tròn hoặc tù ở gốc, hơi nhọn ở đỉnh, dài 10-26cm, rộng 6-15cm, hơi nhẵn ở mặt trên, có lông mềm ở mặt dưới; cuống dài 3-4cm, có lông mịn; lá kèm có màu đỏ nhạt, thường rụng. Hoa khá lớn, không cuống, tập hợp thành chùm đơn hay phân nhánh. Hoa có ống đài mang quả, với 5 lá đài mà 2 cái sẽ phát triển thành cánh mỏng dạng màng; 5 cánh hoa màu trắng, có 1 sọc đỏ ở giữa. Quả dài 10-15cm, rộng 2,5-4cm, lúc non có màu đỏ tươi, lúc già màu nâu.

Bộ phận dùng: Dầu chích từ cây và vỏ cây.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang và cũng được trồng. Người ta thường khai thác nhựa dầu. Để làm thuốc, có thể lấy nhựa và vỏ cây quanh năm.

Tính chất và tác dụng: Nhựa dầu hơi thơm, gần giống mùi giấm. Trong dầu này có 79,1% tinh dầu và 20,9% nhựa. Thành phần chủ yếu của tính dầu là các esquiterpen. Tinh dầu này có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh, làm dịu.

Công dụng: Nhựa dùng chữa viêm niệu đạo, viêm cuống phổi và bệnh lậu, nhưng chủ yếu dùng để băng bó vết thương, vết loét. Người ta cũng dùng dầu bôi lên chân những người làm việc ở dưới nước để phòng bệnh sán vịt. Có nơi dùng thay bôm copahu để chữa bệnh lậu với liều 2-4g mỗi ngày.

Vỏ dầu rái làm thuốc chữa viêm gan ; người ta cũng dùng những chồi non 2-3 lá làm một chế phẩm để xoa và đắp trên bụng và giữ lâu ỏ-vùng gan khi có những  đau gan dữ dội.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Cây tự nhiên không còn. Khuyến khích gây trồng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.190.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
373
Tuần này:
4295
Tháng này:
10903
Năm 2024:
54499

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17