Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dâm Bụt

Tên khoa học: Hibiscus rosa-sinensis L.

Tên đồng nghĩa: Rose – mallow, chinese hibiscus, chinese rose.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Bông (tên khoa học là Malvales)

Chi: Hibiscus L. (tên khoa học là Hibiscus L.)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Tên khác Bông bụt, Hồng bụt, Phù tang, Xuyên cân bì, Mộc cẩn, Bụp, Co ngắn (Thái), Bioóc ngàn (Tày), Phầy quấy phiằng (Dao), Cây Râm Bụt, Râm Bụt

Mô tả: Cây nhỡ, cao 4-6m. Lá hình bầu dục, nhọn đầu, tròn gốc, mép có răng to ; lá kèm hình chỉ nhọn. Hoa ở nách lá, khá lớn, có 6-7 mpnh đài nhỏ (tiểu đài) hình sợi ; đài họp màu lục đài gấp 2-3 lần đài nhỏ ; tràng 5 cánh hoa màu đỏ ; nhi nhiều, tập họp trên một trụ dài; bầu hinh trụ hay hình nón. Quả nang tròn, chứa nhiều hạt. Mùa hoa tháng 5-7 (4-9).

Bộ phận dùng: Rễ, lá và hoa.

Phân bố, sinh thái: Cây của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng làm cảnh, làm hàng rào. Có thể thu hái lá và rễ quanh năm. Thu hái hoa vào mùa hè và thu. Dùng tươi hay phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Chỉ mới biết trong hoa có chất anthocyanozit, trong lá và hoa đều có chất nhầy.

Rễ Dâm bụt có vi ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, điều kinh. Lá có vi hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng. Hoa có tính năng tẫy xổ 

Công dụng: Rễ dùng chữa

1. Viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp ;

2. Viêm khí quản, viêm đường tiếl niệu ;

3. Viêm cổ tử cung, bạch đói ;

4. Kinh nguyệt không đều, mất kinh.

Hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ hồi hộp, đái đỏ.

Lá dùng chữa viêm niêm mạc dạ dày ruột, đại tiện ra máu, kiết ly, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đái hạ.

Ở Inđônêxia, ngiròi ta còn dùng hoa Dâm bụt phối họp vói hạt Đu đủ để dùng vào mục đích gây sẩy thai.

Cách dùng: Dùng rễ và lá 15-30g, hoa tươi 30g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm. Lá và hoa thường dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mủ da, viêm vú, viêm hạch bạch huyết. Dùng tươi đắp ngoài.

Đơn thuốc:

- Viêm tuyến mang tai: Lá hoặc hoa tutri 30g sắc uống. Cũng dùng lá và hoa tmri, cùng vói lá Phù dung giã nát đắp ngoài.

- Viêm kết mạc cắp: Rễ Dâm bụt 30g sắc uống.

- Trúng thử cốm khẩu: Lố Dâm bụt tưoi, giã nát, thêm tí muối, vắt nước uống.

- Kinh nguyệt không đều, thấy sớm kỳ, ngắn vòng, hay ra nhiều máu, rong huyết: Vỏ rễ Dâm bụt, lá Huyết dụ mỗi vị 30g sắc uống.

- Đơn độc, mụn nhọt sưng tẩy: Lá và hoa dâm bụt tươi giã đắp.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyển khích trồng vừa tạo cảnh, vừa dùng làm thuốc.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.183.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
25
Hôm nay:
1030
Tuần này:
4952
Tháng này:
11560
Năm 2024:
55156

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17