Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cúc Mui

Tên khoa học: Tridax Procumbens L

Tên đồng nghĩa: Sài lan, Sài lông, Thu thảo, Cúc mai, Cỏ mui, Cúc muôi, Cúc đồng, Cay cúc dại

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cúc (tên khoa học là Asterales)

Họ: Cúc (tên khoa học là Asteraceae)

Chi: Tridax (tên khoa học là Tridax)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Sát trung và trị ngứa

Đặc điểm nhận dạng:

Loài T. Procumbens

Tên khác Sài lan, Sài lông, Thu thảo, Cúc mai, Cỏ mui, Cúc muôi, Cúc đồng, Cay cúc dại

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm. Thân có lông trắng dày, mọc bò sát mặt đất. Lá mọc đối, có lông ở cả hai mặt, mép có răng to, nhọn, không đều. Cụm hoa hình đầu, mọc ở ngọn thân, trên một cán dài 20-30cm. Hoa cái hình môi, màu trắng; hoa lưỡng tính hình ống, màu vàng. Quả bế còn lông, mào lông do 10 lông to dài và 10 lông ngắn.

Cây ra hoa, kết quả tháng 4-6 và tháng 8-12.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Cây gốc ở Trung Mỹ được truyền vào nước ta, nay mọc hoang ở bờ đường, bãi cỏ, đất hoang, đồi núi. Để làm thuốc, thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính chất vá tác dụng: Chưa cố tài liệu nghiên cứu.

Công dụng: Thường dược dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc sát trùng, chửa sưng tấy thay vị Sài dất. Ở Campuchia, dùng làm thuốc giải nhiệt, trị ho thấp khóp. Ngày dùng 20-30g sắc nước uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích trồng sử dụng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.177.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
110
Tuần này:
4032
Tháng này:
10640
Năm 2024:
54236

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17