Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cúc Bạch nhật

Tên khoa học: Gomphrena globosa L.

Tên đồng nghĩa: Glob amaranth, bachelor’s button (Anh).

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cẩm Chướng (tên khoa học là Caryophyllales)

Chi: Gomphrena (tên khoa học là Gomphrena)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Bổ phổi

Đặc điểm nhận dạng:

Tên khác: Bách nhật, Nở ngày, Bông nở ngày, Thiên kim hồng, Bách nhật hồng, Thiên nhật hồng.

Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm cao 20-60cm, có lông. Lá mọc đối, hơi bầu dục, mặt dưới phủ lông mềm màu trắng nhạt. Hoa họp thành đầu, màu đò tía, có 2 lá ở gốc; trục cụm hoa có lông nhung. Lá bắc hình thuôn nhọn, khô xác ; lá bắc con ôm lấy hoa. Đài 5, dính thành ống. Nhị 5. Bầu hình trứng với 2 đầu nhụy hinh chì. Quả là một túi có vỏ mỗng như màng, Hạt hỉnh trứng, màu nâu đỏ, bóng loáng. Cây ra hoa vào mùa hè.

Bộ phận dùng: Cụm hoa và toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Cây gốc ở Châu Mỹ nhiệt đới, được trồng chủ yếu làm cảnh. Có thể thu hái hoa vào mùa hè thu khi hoa ở, dùng tươi hay phơi khô. Cây có thể thu hái quanh năm.

Tính chất và tác dụng: Cây có vi ngọt, tính bình, có tác dụng chống ho, trị hen suyễn, tri viêm mắt.

Công dụng: Thường dùng trị

1. Hen phế quản, viêm khí quản cấp và mãn ;

2. Ho gà, lao phổi và ho ra máu ;

3. Đau mắt, đau đầu ;

4. Sốt trẻ em, khóc thét về đêm ;

5. Lỵ.

Ở Campuchia, người ta dùng trị thấp khớp, đau nhức mình sau khi sinh. Cách dùng: Dùng 9-15g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị chấn thương bầm giập, bệnh ngoài da, nghiền cây tươi giã đắp hoặc nấu nước tắm rửa.

Đơn thuốc:

- Hen phế quản: Cụm hoa Cúc bạch nhật 6g, Tỳ bà diệp 6g, Bảy lá một hoa 6g, Nhót l0g, sắc uống, chia 2 lần uống cách xa nhau. Các thành phần trên có thể nghiền thành bột, mỗi lần dùng l,5-3g, hai hay ba lần trong ngày.

- Trẻ em khóc thét về đêm: Cụm hoa Cúc bạch nhật 5g, Xác ve sầu 3g, Cúc hoa 2g, sắc nước cho uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Không đánh giá

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.173.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
25
Hôm nay:
1291
Tuần này:
3531
Tháng này:
15883
Năm 2024:
59479

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17