Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cù Đèn lông

Tên khoa học: Croton Crassifolius Geiseler

Tên đồng nghĩa: Ba vỏ

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Thầu dầu (tên khoa học là Euphorbiaceae)

Chi: Ba Đậu (tên khoa học là Croton)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Sẽ nguy cấp (VU)

Công dụng: Dạ dày

Đặc điểm nhận dạng:

Loài C. Crassifolius

Mô tả: Cây bụi cao khoảng 50cm. Thân và nhánh nhiều, lúc non mịn, có lông dày hình sao. Lá hình bầu dục, hơi nhọn hay hình trái xoan, dài 4-20cm, rộng 2-4cm, có nhiều lông hình sao ở mặt trên, có lông hình sao mềm dày ở mặt dưới; mép lá nguyên hoặc hơi khía răng cưa; gân gốc 3, gân giữa với 4-5 đôi gân bên; cuống lá dài bằng nửa phiến lá, có 2 tuyến ở đầu cuống. Bông dài 5-10cm, có lông hình sao. Hoa đực có khoảng 20 nhị, hoa cái có bản dầy lông, 3 vòi nhuỵ, chẻ đôi hai lần thành 12 đầu nhuỵ. Quả nang hình cầu to cỡ 1cm. Ra hoa hầu như quanh năm.

Bộ phận dùng: Rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang ở đất khô, gặp ở chân núi Dài lớn, núi Dài nhỏ, núi Két và núi cấm. Có thể thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Rễ có vị đắng và cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng hành khí giảm đau, dãn gân cốt, hoạt kinh lạc, tiêu sưng.

Công dụng: Thường dùng chữa

1. Viêm loét dạ dày, tá tràng ; rối loạn chức năng dạ dày ruột, bụng đầy hơi, trướng khí, lỵ.

2. Viêm gan mãn tính, hoàng đản ;

3. Đau lưng mỏi gói, phong thấp nhức xương, đòn ngã bị thương ;

4. Đau thoát vị, đau bụng kinh.

Dùng ngoài tri rắn cắn.

Cách dùng: Dùng liều 9-l5g dạng thuốc sắc. Hoác xay thành bột và uống mỗi lần 25-30g với nước. Bột nay còn dùng cầm máu vết thuong và chữa mụn nhọt, lở loét.

Đơn thuốc:

Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng, dùng Cù đèn lông 60g, Hoàng lực (rễ) và Nguyệt quý, mỗi thứ 30g, xương động vật 120g, Cam thảo 60g, tán thành bột, mỗi lần dùng 3g, ngày 3 lần.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này bắt đầu khang hiếm trên vùng núi. Cần bảo vệ.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.168.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
825
Tuần này:
3631
Tháng này:
10239
Năm 2024:
53835

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17