Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Củ Sắng

Tên khoa học: Pachyrhizus Erosus (L.) Urb, (Dolichos Erosus L.), Pachyrhizus Angulatus Rích.

Tên đồng nghĩa: Củ đậu, Mãn Phăo (Lào-Vìẻntian), Krâsang (Campuchia), Sắn Nước (miền Nam)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Chi: Pachyrhizus (tên khoa học là Pachyrhizus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Mụn nhọt, mẫn ngứa, bệnh ngoài da

Đặc điểm nhận dạng:

Tên khác Củ đậu, Mãn Phăo (Lào-Vìẻntian), Krâsang (Campuchia), Sắn Nước (miền Nam)

Mô tả: Dây leo có rễ phinh lên thành củ. Lá kép có 3 lá chét,. Hoa màu tím nhạt, mọc thành chùm ở nách lá. Quả có lông. Hạt dẹt.

Bộ phận dùng: Củ.

Phân bố, sinh thái: Gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, thường được trồng ờ vùng đồng bằng lẫn vùng núi dề lấy củ ăn tươi hoặc xào nấu làm rau ăn.

Tính chất và tác dụng: Củ đậu có vị ngọt nhạt, tính mát, ăn sống thi giải khát, nấu ăn thì bổ ích tràng vi. Hạt rất độc. Lá cũng vậy.

Công dụng: Phụ nữ thường dùng củ đậu tươi thái lát xoa hoặc ép lấy nước bôi mặt cho mịn da, khỏi nẻ. Hoặc phơi khô, tán bột, làm phấn bôi mặt, xoa rôm.

Hạt và lá chi dùng trị bệnh ngoài da, chứ không dùng uống trong. Người ta giã nhỏ hạt cây củ đậu nấu với dầu vừng để nguội bôi chữa ghẻ. Có thể phối hợp với quả bồ hòn và hạt cây máu chó.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là loài phổ biến dùng trong thực phẩm. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.164.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
365
Tuần này:
4287
Tháng này:
10895
Năm 2024:
54491

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17