Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cò Ke

Tên khoa học: Grewia Paniculata Roxb. Ex DC

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Đay (tên khoa học là Tìliaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây gỗ hay cây nhỡ, có nhánh hầu như mọc đứng. Lá hình giáo ngược tròn không đến ở gốc, nhọn đột ngột hay cụt hoặc lõm sâu và chia hai thuỳ, có thuỳ xoan - tù có răng, có góc về phía đỉnh, dài 15cm, rộng 6cm, có lông hình sao ngắn ở trên, có lông mềm và gần như phớt đen ở mặt dưới, có 3 gân gốc gần như bằng nhau, cuống lá to, dài 6-10cm. Hoa thành chuỳ hình tháp, dài tới 15cm, có cuống hoa rất ngắn. Quả tròn đen, dạng trứng, dài 8-10mm, hơi có lông. Hạt đơn độc.

 Bộ phận dùng: Rễ và lá.

Nơi sống và sinh thái: Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang nhiều ở ven rừng vùng núi. Ra hoa quả quanh năm. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thái phiến, phơi khô. Có mặt trên các đồi núi của tỉnh An Giang.

Công dụng: Quả ăn sống kích thích tiêu hóa. Rễ dùng trị ho, sốt rét và rối loạn đường tiêu hóa. Lá dùng ngoài tán bột trị ghẻ.

Thường dùng dưới dạng thuốc sắc trị ho, sốt rét và thuốc hãm trị rối loạn đường tiêu hóa.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này bắt đầu khang hiếm trên vùng núi. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.154.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
11
Hôm nay:
258
Tuần này:
2451
Tháng này:
14169
Năm 2024:
41073

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10