Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cỏ tai hùm, cỏ bồng, ngãi dại

Tên khoa học: Conyza Canadensis (L.) Cronq. (Erigeron canadensis L.)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Cúc (tên khoa học là Asterales)

Họ: Cúc (tên khoa học là Asteraceae)

Chi: Conyza (tên khoa học là Conyza)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm cao 1-2m, có thân thẳng, phân nhánh ở phần trên, có lông nhung trăng trắng. Lá ở phía gốc xếp hình hoa thị, dạng trái xoan ngược dài, thường có răng, thót lại rất dài thành cuống, có khi dài tới 10cm; các lá trên hình dải rộng, thường xuyên, không cuống, có lông nhung ở mặt dưới, càng lên cao càng nhỏ dần. Cụm hoa hình đầu, rộng 3-5mm, xếp rất nhiều cái thành chùy kép. Lá bắc của bao chung nhiều, hẹp, mép có dạng màng, hầu như không có lông hoặc chỉ hơi có lông ở mặt lưng. Hoa ở mép là hoa cái, hình môi; hoa ở giữa là hoa lưỡng tính, hình ống. Quả thuôn có 2 gờ bên, hơi hoặc có lông nhung ngắn, dài 1,5mm, có mào lông trắng ở đỉnh. Cây thường nở hoa tháng 7-10.

Bộ phận dùng: Toàn cây có hoa và tinh dầu.

Phân bố, sinh thái: Cây gốc ở Bắc Mỹ nay phát tán rộng rãi khắp toàn cầu. Cũng gặp ở nhiều nơi khắp nước ta, thường gặp ở chỗ hoang ráo, đồi trống cho tới núi cao (rừng thông Tây Nguyên). Thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi.

Tính chất và tác dụng: Cây chứa axit tannic, axit gallic, một tinh dầu (0,33%). Còn dùng làm thuốc kích thích, dịu đau, long đờm và chóng liền sẹo.

Công dụng: Cỏ tai hùm thường được chỉ định dùng trị

1. Băng huyết, kinh nguyệt quá nhiều, đặc biệt là thòi kỳ mãn kinh;

2. Chảy máu phổi và dạ dày-ruột;

3. Chảy máu cam và dùng trong chứng ưa chảy máu;

4. Viêm bàng quang và tuyến tiền liệt;

5. Thấp khóp và thống phong;

6. Anbumin niệu, sỏi niệu;

7. Lỵ, khí hư;

8. Đe dọa sẩy thai;

9. Tẩy giun.

Dùng ngoài chữa bệnh đau mắt, phát ban, nấm và cũng dùng lảm thuổc mọc tóc. Ở nước ta, nhân dân thường dùng chữa viêm tấy, dùng tiêu độc mụn nhọt. Lá dùng nhai ngậm chữa viêm sung lợi răng, dùng đắp và uống trong chữa sưng tẩy mụn nhọt. Lá cũng đưực sử dụng chữa ỉa chảy có kết quả.

Ở Mỹ, người ta dùng cỏ tai hùm chống xuất huyết. Tinh dầu của nó có ích để trị băng huyết, onbumin- niệu, sỏi niệu, viêm phế quản.

Ở Pháp, nó là cây thuốc trị ỉa chảy và lợi tiểu. Nó cho những kết quả tốt trong điều trị bệnh thấp khớp và thống phong, bệnh đa khớp cấp tính.

Ở Trung Quốc, cả cây dùng trị đái ra máu, viêm gan, viêm túi mật.

Cách dùng: Thường dùng dưới dạng bột, nước hãm (2g dược liệu tươi trong 2 cốc nước sôi ngâm trong 24 giờ), cồn thuốc và cao. Cũng có thể nhai ngậm hoặc sắc uống, hoặc dùng tinh dầu. Dùng thuốc hãm, mỗi ngày 3 ly, giữa các bữa ăn; hoặc 50g dịch tươi hoặc dùng 2 thìa cà phê nước chiết mỗi ngày.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.148.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
11
Hôm nay:
128
Tuần này:
4050
Tháng này:
10658
Năm 2024:
54254

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17