Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cỏ may

Tên khoa học: Chrysopogon Aciculatus (Retz.) Trin

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Lúa (tên khoa học là Poales)

Họ: Lúa, Hòa thảo (tên khoa học là Poaceae 3)

Chi: Chrysopogon (tên khoa học là Chrysopogon)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Chữa da vàng, mắt vàng và trị giun

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo cao 50-60cm, có thân rễ mọc bò. Lá xếp sát nhau ở gốc, hình dải hẹp, mềm, phang, mép nhăn nheo; bẹ lá tròn, không có tai, hẹp. Cụm hoa là chùy kép, màu nhạt hay màu tím sậm, dài 2,5-10cm, cuống chung khá lớn, mang các nhánh hình sọi; mỗi đốt mang 3 bông nhỏ không cuống, dễ gãy và mắc vào quần áo. Quả dẹp, dài. Ra hoa tháng 4 đến tháng 12.

Bộ phận dùng: Thân rễ và toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Mã Lai - Châu Đại dương, mọc hoang ờ vùng núi và đồng bằng, trên các bãi cỏ, ven đường đi và nơi trãi nắng, khô hạn.Thu hái cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. 

Tính chất và tác dụng: Cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu.

Công dụng: Dân gian thường dùng chữa da vàng, mắt vàng và trị giun.

Cách dùng:

- Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ cây thái nhỏ, sao vàng, sắc vỏi 1/2 lít nước còn 250ml chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, uống liền trong 5 ngày.

- Trị giun đũa, dùng 18-20g hạt cỏ may sao vàng, đun sôi vói 1/2 lít nước, cô lại còn 150ml, uống tắt cả nước sắc này 1 lần sau bữa ăn.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài phổ biến. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.140.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
272
Tuần này:
2512
Tháng này:
14864
Năm 2024:
58460

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17