Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cỏ gấu, Cỏ cú, Củ gấu, Hương phụ, Cỏ gấu vườn

Tên khoa học: Cyperus Rotundus L. 1753 (CCVN, 3: 676)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Lúa (tên khoa học là Poales)

Chi: Cyperus (tên khoa học là Cyperus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cỏ sống dai, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay nâu den, có nhiều đốt và có lông; thịt màu nâu nhạt. Lá hẹp, dài, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán xếp tòa ra hình đăng ten ở ngọn thân. Quả ba cạnh, màu xám.

Bộ phận dùng: Củ (Thân rễ).

Phân bố sinh thái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang quanh làng, đường đi khắp nơi. Có thể đào thân rễ quanh năm, bỏ rễ con, phơi khô. Để nguyên hoặc chế với giấm, với nước tiểu trẻ em, muối, rượu thảnh hương phụ tứ chế.

Tính chất và tác dụng: Thân rễ có mùi thơm. Sơ bộ thấy các thành phần như tinh dầu (gồm cyperola, cyperon), axitbéo, phenol, tinh bột. Có tác dụng ức chế sự co bóp tử cung, làm dịu sự căng thẳng của tử cung và có tác dụng giảm đau.

Theo Y học cổ truyền, huơng phụ có vị cay hơi dắng và ngọt, tính bình, có tác dụng hành khí, khai uất, điều kinh, giảm đau.

Công dụng: Được dùng chữa kinh nguyệt không dều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khỉ sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua, giúp ốn uổng mau tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng đi lỵ và ỉa chảy. Còn dùng trị đòn ngã tổn thương.

Cách dùng: Dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, cao hoặc rượu thuốc. Mỗi ngày 6-12g, dùng riêng hoặc phối hợp vổi ích mẫu, Ngải cứu. Tùy theo thể trạng cùa bệnh mà dùng tươi, sao đen hay tứ chế. Dùng sống khi chữa bệnh ở hông ngực và giải cảm. Sao đen thì cầm máu, dùng trong tnrimg hợp rong kinh. Tẩm nước muổi sao cho bót ráo, dừng chữa bệnh về huyết. Tẩm giấm sao để tiêu tích tụ, chữa huyết ứ, u báng. Tẩm rượu sao để tiêu đờm, chữa khí trệ, dòm nước ứ đọng. Hương phụ tứ chế dùng chữa chung các bệnh của phụ nữ, hàn hay nhiệt đều thích hợp cả.

Đơn thuốc:

- Đau dạ dày: Hương phụ 30g, Riềng l5g, tán thành bột mịn. Dùng 3g vối nước ấm, 2 lần trong ngày.

- Bài thuốc điều kinh tâm dắc ở An Giang, chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí huyết kém: Hương phụ 20g ích mẫu 16g Ngải diệp 10g, Nhân trần 15g. Đổ 500ml nước, sấc còn 150ml nước, uống ngày 1 thang.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.134.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
18
Hôm nay:
340
Tuần này:
2533
Tháng này:
14251
Năm 2024:
41155

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10