Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Chùm ruột, Tầm duột, Tầm ruộc

Tên khoa học: Phyllanthus Acidus (L.) Skeels

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Thầu dầu (tên khoa học là Euphorbiaceae)

Chi: Phyllanthus (tên khoa học là Phyllanthus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị đau bụng, sốt rét, huyết ứ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỏ, cao tới 5m hay hơn, có thân nhẵn. Cành non màu lục nhạt, cành già màu xám, mang nhiều vết sẹo của lá củ. Lá kép mọc so le, có cuống dồi mang nhiều lá chét mỏng, gốc tròn, chóp nhọn. Hoa nhỏ mọc thành xim đơm 4-7 hoa màu đỏ ở nách lá đã rụng. Quả mọng có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua, ngọt nhạt. Mùa hoa tháng 3- 5, mùa quả tháng 6-8.

Bộ phận dùng: Lá, quả, vò thân và rễ.

Phân bố sinh thái: Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được trồng khá rộng rãi dể lấy quả. Có thể thu hái lá, vỏ thân, rễ quanh năm. Quả hái lúc chưa chín.

Tính chất và tác dụng: Trong quả có nước, chất protit, lipit, gluxit, axit axetic và vitamin c. Quả có tác dụng giải nhiệt. Chưa rõ hoạt chất trong lá và rễ. Chúng đều có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu dộc, tiêu đờm và sát trùng.

Công dụng: Quả thường dùng ăn giải nhiệt, chữa đau đầu. Lá dùng chữa tụ máu gây sưng tấy, đau ở hông, ở háng, vỏ thân được dừng tiêu hạch độc ung nhọt, đơn độc, giang mai, bị thương sứt da chảy máu, ghẻ lở, đau răng, đau mắt, đau tai có mủ, tiêu đờm, trừ tích ở phổi, đau yết hầu, song đao, độc đao.

Cụ Việt Cúc viết về Chùm ruột như sau:

Chùm ruột đắng ôn, chủ sát trùng. Tiêu dòm ngược mẫu, kết từng hòn. Bụng đau sốt rét tiêu tan hết. Huyết ứ tẩy trừ mạch lạc thông.

Cách dùng: Quả thường dùng tươi nấu canh ăn cho mát. Lá giã nhỏ với Hồ tiêu để đắp trị các chỗ đau. Vỏ phơi khô tán nhỏ ngâm rượu trắng (200g trong 1 lít) trong 10 ngày dem lọc lấy rượu, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Rượu này nhỏ vào tai hôi thối làm hết mủ; thấm bông bôi ghẻ, loét, vết thương mau lành. Bột vỏ chùm ruột ngâm giấm uống hết bệnh trĩ. Còn có thể nấu cao uống mỗi lần 1/2 thia cà phê vói nước chín trị họng sưng, họng mọc nấm, lỗ mũi lồi thịt. Phối hợp với vỏ Vông đồng lượng gấp đôi, rồi hòa rượu trắng uống mỗi ngày 2 thìa cà phê, trị các bệnh về tim. Rễ và vỏ rễ có độc, chỉ nên dùng ngoài, không được uống.

Đơn thuốc tâm đắc tri phong ngứa ờ An Giang: Phong ngứa, nổi mụt như ghẻ phỏng, chảy nước tới đâu ăn tới đó, hoặc lỡ cùng mình, ngứa dữ dội.

Vỏ tầm duột, lá me chua, Đọt ổi, Đọt chuối, Sứ cùi cây non. Các món bằng nhau đem nấu một lần, để vào một cục phèn chua bằng ngón tay cái, nấu nước sôi vài dạo nhắc xuống để nguội, hoặc tắm hoặc thoa vào chỗ bị ngứa để vậy cho khô, làm nhiều lần đến khi hết ngứa mới thôi.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài cây này được trồng trong vườn, sân nhà. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.127.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
22
Hôm nay:
1009
Tuần này:
3202
Tháng này:
14920
Năm 2024:
41824

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10