Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Chó đẻ răng cưa, Diệp hạ châu, Diệp hạ châu đắng, Cây cau trời, Cam kiềm, Rút đất

Tên khoa học: Phyltanthus Urinaria L

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Diệp hạ châu (tên khoa học là Phyllanthaceae)

Chi: Phyllanthus (tên khoa học là Phyllanthus)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị viêm ruột, bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay sống dai, cao 20-30cm, có thân màu đỏ, thường phân nhánh nhiều; nhánh có gốc, có cánh. Lá mọc so le, xếp hai dãy sít nhau, do đó mỗi nhánh nom như một lá kép lông chim, mỗi lá thực sự hình thuôn bầu dục hay trái xoan ngược, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới mốc mốc. Hoa mọc ở nách lá, hoa đực ở ngọn cành, hoa cái đơn độc ở gốc cành, tất cả hầu như không cuống, hoặc có cuống ngắn. Quả nang hơi đỏ, hình cầu đường kính 2mm, có gai nhỏ chứa 6 hạt hình tam giác màu sôcôla nhạt. Mùa hoa quả tháng 4-8.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi cỏ, ruộng vườn, đất hoang. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, dùng tươi hay phơi héo, bó lại phơi trong râm để dùng.

Tính chất và tác dụng: Trong cây có các axit, các tritecpen, một vài ancaloit và các dẫn xuất phenol. Gần đây, người ta đã trích được từ lá: axit ellagic, axit gallic, 1 axit phenolic và 1 flavonoit; chất dầu không tan trong nước, các chất sau tan trong nước nóng. Axit phenolic và chất flavonoit có tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt. Còn có một chiết xuất tinh gọi là coderaxin, đã được dùng để chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt. Nó có khả năng diệt một số vi khuẩn, nấm và mốc, chủ yếu là các mầm gây bệnh đối với mắt. Theo Y học cổ truyền, cây có vi đắng nhẹ, ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, thông huyết, điều kinh.

Công dụng: Thường dùng chữa 1. Viêm thận phù thũng, bệnh đường tiết niệu và sỏi; 2. Trẻ em suy dinh dưỡng, viêm ruột, lỵ; 3. Viêm kết mạc, viêm gan; điều kinh, hạ huyết nghich, lọc máu, điều huyết.

Dùng ngoài chữa đinh nhọt, bệnh ngoài da, rắn cắn.

Lương y Việt Cúc viết về Chó đẻ như sau:

Chó đẻ gọi là Thổ nẻ danh,

Khổ ôn hạ huyết vói điều kinh,

Huyết hư kết tụ, dùng công trục,

Sốt rét, huyết xông, thuốc xố lòng.

Đơn thuốc: - Đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, lở ngứa: 20-40g cây tiroi giă vắt lấy nước uống, bã đắp.

- Rắn rết cắn: Cành lá tươi nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết cắn.

- Chàm má: giã nát cây tươi đắp.

- Tiroi: giã vắt lấy mróc cốt bôi.

- Sản hậu ứ huyết: 8-16g cây khô sắc uống hàng ngày.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.78.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
20
Hôm nay:
396
Tuần này:
4318
Tháng này:
10926
Năm 2024:
54523

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17