Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cây Mũi mác

Tên khoa học: Tadehagi Triquetrum (L.) Ohashi (Desmodium triquetrum (L.) DC.)

Tên đồng nghĩa: Cây thóc lép, Cây cổ bình

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Đậu (tên khoa học là Fabaceae)

Chi: Cổ Bình (tên khoa học là Tadehagi)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Viêm gan, Xơ gan, Sung gan

Đặc điểm nhận dạng:

Loài T. Triquetrum

Mô tả: Cây thảo cứng, cao 1-1,5m. Thân có 3 cạnh. Lá do một lá chét hình tam giác dài cụt hình tim ở gốc; cuống có cánh; lá kèm hình tam giác nhọn dạng vẩy, dài 1,5cm, màu nâu.

Cụm hoa chùm kép ở nách lá và ở ngọn. Hoa màu hồng, xếp 1-2 cái một.

Quả đậu có lông xám tro hay không, có số đốt thay đổi từ 4-5 tới 8-9, rộng từ 2-2,5 tới 4-5mm hay hơn. Có nhiều thứ khác nhau bởi quả có lông hay không, số đốt nhiều hay ít, rộng hay hẹp.

Mùa hoa tháng 6-9.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ân Độ, Mã Lai, gặp mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay xavan, có ờ sườn núi Tô, huyện Tri Tôn.

Khi dùng, thu hái toàn cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch, chặt nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tính chất và tác dung: Cây có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, bổ tỳ vị, trợ tiêu hóa, lợi tiểu, sát trùng, phòng thối rưa.

Công dụng: Thường được dùng dể 1. Đề phòng trúng nắng, trị cảm mạo phát sốt nóng ; 2. Viêm sưng họng, viêm mủ răng, viêm tuyến mang tai ; 3. Viêm thận cấp ; viêm gan vàng da ; 4. Viêm ruột ỉa chảy, lỵ; 5. Bệnh giun móc, nhiễm trùng sán lá gan ; 6. Trẻ em suy dinh dưỡng ; 7. Nôn mửa khi có mang ; 8. Ngộ độc thức ăn ; 9. Lao xương và bạch huyết, nhiễm trừng âm dạo Trichomonas, nấm da cứng...

Có người còn dùng chữa bệnh đau gan. Dân gian cho vào thịt, cá muối đế phòng ruồi, giòi ; phối họp với các thuốc khác để diệt ruồi muỗi. Lá khô cho vảo quần áo để sát trùng.

Thường dùng mỗi lần 15-60g đun sôi lấy nước uống.

Đơn thuốc :

- Viêm thận cấp, phù thũng, dùng 60g cây sắc uống.

- Nôn mửa khi có mang, dùng 30g cây mũi mác, sắc nưóv chia uống ngày ba lần.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trong thiên nhiên hoang dã trên vùng bãy núi tỉnh An Giang. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.100.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
375
Tuần này:
4071
Tháng này:
16423
Năm 2024:
60019

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17