Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cần thăng

Tên khoa học: Limonia Acidissima L. (Feronia limonia (L.) Swingle. F. elephantum Correa)

Tên đồng nghĩa: Cây Quách

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Họ: Cam quýt (tên khoa học là Rutaceae)

Chi: Limonia (tên khoa học là Limonia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Khai vị ăn ngon, Mát

Đặc điểm nhận dạng:

Loài L. Acidissima

Mô tả: Cây gỗ nhỏ, thường có gai, gai dài 1cm. Lá kép lông chim lẻ, có 2-3 đôi lá chét mọc đối, gần như không cuống, nhẵn, dạng màng hay hơi dai, có điểm chấm; cuống lá có cánh. Hoa trắng kem, thành chùm đơn, ở kẽ lá, ngắn hơn lá. Quả dạng quả mọng, gần hình cầu, đường kính 7-8cm, có vỏ dày, màu trắng hay hơi xám, bao bởi vỏ quả ngoài màu xanh, hóa gỗ, có thịt màu hồng xám ; hạt nhiều, thuôn dẹp, dài 5-6mm, có lông.

Hoa tháng 2-3, quả tháng 10-11.

Bộ phận dùng: Quả, vỏ thân, gai và lá.

Phân bố, sinh thái: Cây khá phổ biến và được trồng làm cảnh ở các tỉnh phía Nam của nước ta. Cũng được trồng nhiều ở Nam Lào và Campuchia, ở Ân Độ, Xây Lan. Có thẻ thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Tính chất và tác dụng: Cần thăng có vị đắng hôi, tính mát, khống độc, có tác dụng thanh phong nhiệt, làm hết chống mặt, tiêu thũng thấp, hết nấc cụt.

Công dụng: Quả chín ăn được và khi nấu chín cho mùi thơm của dâu tây, nhưng vị có vị chát, nên phải thêm đường. Dịch của thịt quả có tác dụng gây kích thích ngon miệng. Quả chín ăn mát, làm se, bổ và là vị thuốc chống tiết nước bọt và trị mụn nhọt & miệng. Người ta cho rằng nó có tính chất làm chắc lợi răng.

Ở Campuchia, gai được dùng phối họp vói các vi thuốc khác, nghiền ra dùng hãm uống để cầm máu trong chúng băng huyết, vỏ thân, lẫn với vỏ cây Chiếc (Lộc vừng) giã ra đắp vết đốt sâu bọ độc. Cũng dùng để tri nôn.

Lá thơm mùi hồi, có vị thơm, dùng nấu. uống làm lợi tiêu hóa và gây trung tiện. Lương y Nguyễn Văn Phát thường sử dụng lá tươi giã đắp lên mí mắt trị đau mắt đỏ. Người ta cho rằng lá có thể trừ trùng mắt.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể. Hiện nay, Cần thăng được chọn làm cây cảnh.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.92.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3
Ảnh nhận dạng 4
Ảnh nhận dạng 5
Ảnh nhận dạng 6

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
10
Hôm nay:
569
Tuần này:
1623
Tháng này:
13975
Năm 2024:
57571

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17