Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cám

Tên khoa học: Parinari Annamensis (Hance) J.E. Vidal

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Cám (tên khoa học là Chrysobalanaceae)

Chi: Cám (tên khoa học là Parinari)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây gỗ trung bình hay lớn, cao 15-30m, đường kính 30-60cm. Lá dai, hình trái xoan hay hình bầu dục, tù hay thon hẹp ngắn ở gốc, nguyên, dài 6-15cm, rộng 4-9cm, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới phủ lông trắng hay xám nhạt; gân bên 12-15 đôi, nổi rõ ở mặt dưới; gân con hình mạng rõ; cuống lá dài 7-10mm có phủ lông mềm và có rãnh ở trên. Hoa nhiều, màu trắng, nhỏ, rộng 3mm, xếp thành chuỳ kép ở ngọn, phủ lớp lông ngắn màu vàng hoe dày đặc. Quả hình trứng hay gần hình cầu, dài 4cm, rộng 3cm, phủ nhiều lỗ bì xám; vỏ quả ngoài dày, có nhiều vẩy xám bạc. Hạch rất to, hoá xương, nhăn nheo, có 2 ô, chứa mỗi ô một hạt.

Hoa tháng 3-4,

Quả từ tháng 5-6 tồn tại đến kỳ hoa năm sau.

Bộ phận dùng: Quả.

Phân bố, sinh thái: Cây của rừng thưa và rừng rậm ẩm phổ biến ở miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, trên đất cát hay có đá. Thu hái quả chín lấy nạc ăn và lấy vỏ.

Tính chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng: Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể dùng chống đói. Có thể dùng lấy đường và chế rượu. Hạt giàu về dầu, nhưng vì vỏ hạch quá dày nên khó đập vỡ và sử dụng dễ dàng như các loại hạt khác. Dầu này dễ khô, có thể dùng trong mỹ phẩm chế xà phòng cao cấp. Vỏ cây dùng làm hương thắp.

Vỏ quả được sừ dụng trong y học dân gian ở Campuchia làm thuốc trong một chế phẩm gọi là thnam pooy. 

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài cây này chưa gặp trên vùng núi.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.88.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
1306
Tuần này:
3499
Tháng này:
15217
Năm 2024:
42121

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10