Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cách

Tên khoa học: Premna corymbosa (Burm. f.) Rottl. et Willd. (P. integrifolia L.)

Tên đồng nghĩa: Vọng cách, Bông cách

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Lamiales (tên khoa học là Lamiales)

Họ: Cỏ roi ngựa (tên khoa học là Verbenaceae)

Chi: Premna (tên khoa học là Premna)

Thuộc: Sách đỏ

Tình trạng bảo tồn: Sẽ nguy cấp (VU)

Công dụng: Dạ dày

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa Premna scandens Bojer; Premna alstonii Moldenke; Gumira corymbosa (Rottler & Willd.) Kuntze

Mô tả: Cây gỗ nhỏ phân nhánh, có khi mọc leo, thường có gai. Lá rất thay đổi, hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, đáy tròn hay hình tim, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16cm, rộng 12cm hay hơn, nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân.

Hoa nhỏ, nhiều, màu trắng lục xám, họp thành ngù ở ngọn cây.

Quả hạch hình trứng, màu đen, rộng cõ- 3-4mm, có 4 ô, mỗi ô chữa 1 hạt.

Bộ phận dùng: Lá, đọt lá và rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Mã Lai - Châu Đại dương, mọc hoang và thường được trồng ở đồng bằng và vùng núi để lấy lá làm gia vị ăn gỏi cá.

Rễ, lá có thể thu hái quanh năm. Lá lấy về, rửa sạch, phơi hay sấy khô hoặc sao vàng mà dùng.

Tính chất và tác dụng: Toàn cây có mùi rất khó chịu nhưng lá có mùi thơm hơi hắc còn rễ có vị đắng, nóng có mùi dễ chịu. Nó chứa một tinh dầu thơm và một chất màu vàng. Vỏ cây chứa 2 ancaloit là premnin và ganiarin. Thí nghiệm trên ếch, premnin có tác dụng giống thần kinh giao cảm, nó làm giảm sức co của tím và làm giãn nở đồng tử.

Theo y học cỗ truyền, Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết, tê bại. Cụ lương y Việt Cúc viết về Cách như sau : Lá cách hay Tiếp cốt mộc đắng hàn, giải ban nóng, mát tim gan, thông tiẻu tiện, chữa lao tâm.

Cách lá đắng bình giải nóng gan,

Mát tâm, hòa huyết chữa phang ban,

Quả ăn ngừa trái, thông tiểu tiện,

Trừ thũng, thông lâm, bởi tính bình.

Công dụng: Cách dùng trị phù do gan, xơ gan và trị lỵ. Còn dùng trị thấp khớp và làm thuốc lợi sữa. Còn rễ dùng trị di chứng xuất huyết não. Ở Ấn Độ và Inđônêxia, người ta dùng nó trị bệnh đau dạ dày và làm thuốc hạ nhiệt.

Ngày dùng 8-12g đọt cây cách, rễ dùng với liều ít hơn. 

Cách dùng và dơn thuốc :

-  Để chữa lỵ, dùng lá tươi (30g) giã nát, thêm nước sôi để nguội vào khuấy đều, vắt nước, thêm tí đường cho ngọt mà uống. Ngày dùng 30-40ml. Trẻ em dùng nửa liều của người lớn. Cũng có thể dùng lá khô với liều 10-15g mỗi ngày, sắc uống.

-  Hậu sản vàng da, dùng lá Cách phối họp với Nhân trần và cối xay, liều lượng bằng nhau 12g sắc nước uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này cũng hiếm gặp trên vùng bãy núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

ThS. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.78.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
18
Hôm nay:
127
Tuần này:
2320
Tháng này:
14038
Năm 2024:
40942

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10