Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cà hung

Tên khoa học: Solanum ferox L.

Tên đồng nghĩa: Cà tròi, Cà lông

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cà (tên khoa học là Solanales)

Họ: Cà (tên khoa học là Solanaceae)

Chi: Solanum (tên khoa học là Solanum)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo cao đến l,5m, đầy lông mịn hình sao và gai nhọn. Lá có gai đứng, vàng, cao 1cm  gân ; cuống lá 10 - 15mm.

Cụm hoa xim ở ngoài nách lá ; cuống chung độ 1cm, có gai nhiều hay ít, có lông đen ; đài có gai tím ; tràng trắng, có lông ở ngoài ; chỉ nhị dính nhau ở gốc.

Quả mọng vàng hinh cầu, to 15-20mm, đầy lông đứng hình sao, phân nhánh dài. Hạt hinh dĩa, đưòng kính 2mm.

Bộ phận dùng: Quả, hạt, rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ, Mã Lai, gặp mọc tự nhiên ở các bãi đất hoang vùng rừng núi.

Tính chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng: Quả dùng làm gia vị chua trong việc chế biến cary. Ở Malaixia, người ta dùng hạt để trị đau răng : đem rang lên và xông hơi, hoặc lấy lá chuối khô quấn hạt và đốt như hút thuốc. Sau đó phải súc miệng bằng nước nóng.

Dùng ngoài, người ta dùng rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu đái.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Không đánh giá (NE).

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.76.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
880
Tuần này:
2752
Tháng này:
9360
Năm 2024:
52956

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17