Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bưởi

Tên khoa học: Citrus maxima Merr., 1917

Tên đồng nghĩa: Citrus grandis L.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Họ: Bồ hòn (tên khoa học là Sapindaceae)

Chi: Cam chanh (tên khoa học là Citrus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây to cao đến trên 10m, cành có gai nhỏ dài đến 7cm. Lá hình trái xoan, hai dầu tù, mép nguyên, dày ; cuống lá có cánh rộng.

Cụm hoa chùm gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm.

Quả hình cầu, đường kính 15-30cm, có cùi rất dày, thường có 12 múi ; cơm quả chua hay ngọt, màu trắng vàng hay hồng tùy thứ. Cây ra hoa kết quả hầu như quanh năm.

Bộ phận dùng: Lá, vỏ quả và dịch quả.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ, Mã Lai, được trồng ở khắp nơi.

Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi trong bóng râm. vỏ quả lấy ở những quả chín vào mùa thu-đông, đem phơi trong bóng râm rồi gác bếp ; khi dùng rửa qua cho sạch, gọt lấy lóp vỏ the ở ngoài. Dịch quả ép từ cơm quả chín.

Tính chất và tác dụng: Trong lá và vỏ quả có tinh dầu. Tình dầu bưởi chứa limonen, pinen, citral ; còn có các ancol, pectin, axit citric.

Lá có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tốn khí, thông hành kinh lạc, giải cảm, khu phong trừ dàm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, dãn gân giảm đau. vỏ quả có vị cay, mùi thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đàm, tiêu báng, phá khí.

Trong 100g dịch quả chín, có 89g nước, 9g gluxit, 0,6g protit, 0,1g lipit và các chất khoáng (tính theo mg); Ca 20, p 18, K 190, Mg 12, s 7, và Na, Cl, Fe, Cu, Mn... và các vitamin (tính theo mg) : c 40, B 0,07-0,05, pp 0,3 và tiền sinh tố A 0,1. Dịch quả có tính chất khai vị và bỗ, lợi tiêu hóa, lọc máu, dẫn lưu mật và thận, chống xuất huyết, làm mát.

Công dụng: Lá thường được dùng uổng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn do phong hàn. Có thể nướng chín để nắn, xoa bóp sắc nước xông và ngâm dể chữa sưng chân do hàn thấp, chướng khí, giảm dau do trúng phong tê bại. Lá non dùng chữa sưng trên khớp, bong gân, gãy xương do ngã, đánh đập ; còn dùng chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh.

Vỏ quả thường trị đàm kết dọng, ho hen, đau thoát vị, tích báng, đau bụng do phong dòm, đầy bụng, ăn uống không tiêu.

Dịch quả dùng trong trường họp chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, ngộ dộc, da huyết, tạng thấp khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi.

Cách dùng: Ngày dùng 3 ly dịch quả chín trước các bữa ăn. vỏ quả và lá dùng 10-15g sắc uổng. Dùng ngoài không kể liều lượng. Hạt bưởi bỏ vỏ ngoài nướng chín đen nghiền thành bột, dùng bôi chốc lở da đầu, ngày 2 lần, trong 2-3 ngày.

Đơn thuốc:

- Ho có đờm nhiều: vỏ bưởi 10g, thêm dường kính pha uống dần dần.

- Hen: vỏ quả bưởi (sau khi bóc bỏ cùi ở quả bưởi) 1 miếng, Bách họp 100g đường trắng 120-250g sắc uống, chia thành 3 phần, uống trong ngày, uống liền trong 9 ngày.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là loài được dùng làm thực phẩm. Khuyến khích gây trồng để sử dụng. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.68.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
574
Tuần này:
2015
Tháng này:
13733
Năm 2024:
40637

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10