Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bứa

Tên khoa học: Garcinia Oblongifolia Champ.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Bứa (tên khoa học là Clusiaceae)

Chi: Garcinia (tên khoa học là Garcinia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Hạ nhiệt

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây gỗ thường xanh cao 6-7m. Cành non thường vuông, xoè ngang và rủ xuống. Lá hình thuẫn, hơi dài, đuôi nhọn, chóp dài, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ. Hoa đực mọc thành cụm 3-5 hoa ở nách lá, Lá dài và cánh hoa 4, nhị 20, chỉ nhị ngắn. Hoa cái đơn độc ở ngọn hay ở kẽ lá, cuống to. Lá đài và cánh hoa 4, màu hơi vàng hoặc trắng ; bầu 4 ô, hình cầu, vòi ngắn. Quả mang đài tồn tại, vỏ quá dày, có khía múi, khi chín màu vàng. Mùa hoa quả tháng 3-6.

Bộ phận dùng: Vỏ cây.

Phân bố, sinh thái: Cây mọc hoang ở vùng núi Đông dương. Quả có vi chua nhưng ăn được. Lá cũng có vi chua, thường dùng nấu canh chua.

Thu hái vỏ quanh năm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc. Có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.

Công dụng: Thường dùng trị

1. Loét dạ dày, loét tá tràng ;

2. Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hóa ;

3. Viêm miệng, bệnh cặn răng. Dùng ngoài trị bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẩn ngứa, rút các vết đạn đâm vào thịt.

Dùng 3 - 10g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã vò tươi đắp.

Đơn thuốc:

- Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hóa : sắc nước vỏ cây bưởi (cô đặc lấy 50%) và hàng ngày uống 30ml.

- Bỏng : dùng nhựa pha dầu làm thành cao lỏng, bôi ngày 1-2 lần.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là loài được dùng làm thực phẩm. Khuyến khích gây trồng để sử dụng. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.67.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
467
Tuần này:
997
Tháng này:
7605
Năm 2024:
51201

Tin tức trong tháng:6
Tin tức trong năm 2024:16