Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bùm sụm

Tên khoa học: Carmona Microphylla (Lam.) G. Don

Tên đồng nghĩa: Cùm rụm lá nhỏ, Cùm rụm răng, Ruối huầy, Cườm rụng

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cà (tên khoa học là Solanales)

Họ: Vòi voi (tên khoa học là Boraginaceae)

Chi: Cùm rụm (tên khoa học là Carmona)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Đau lưng, đau dây thần kinh

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỏ dạng bụi, có các nhánh nhẵn và mảnh. Lá mọc so le, không cuống, hình trái xoan ngược hay thuôn- trái xoan, có khi gần như hình mắt chim và nhỏ, tù và có răng ở chóp, có lông ráp và chấm trắng ở mặt trên, có lông nhàm ở mặt dưới, dài 1-4cm, rộng 0,5-2cm. Hoa nhỏ, trắng xếp 2-3 cái thành ngù, có cuống hoa ngắn. Quả nạc màu đỏ đường kính 6mm, với hạch chứa 1-4 hạt.

Bộ phận dùng: Thân, cành lá, rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở đồi núi và thường được trồng làm cảnh. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Nhân dân ta thường dùng lá phơi khô trong bóng râm pha nước uống thay trà.

Tính chất và tác dụng: Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng tiêu ban nóng, hóa đòm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu.

Công dụng: Bùm sụm dùng chữa đau nhức lưng, eo lưng, chân tay buốt. Rễ được sử dụng ở Ấn Độ làm thuốc chuyển hóa trong bệnh suy mòn và giang mai. Người ta còn dùng làm thuốc giải độc các chất độc thực vật. Ở Philippin, nước sắc lá dùng trị bệnh về dạ dày và bệnh ho.

Cụ lương y Việt Cúc viết về Bùm sụm như sau : mát, trợ vị, mát can thận, sáp trường giải ban, chữa kiết lỵ.

Bùm sụm lạt bình sao sáp trường,

Ôn tỳ, trợ vị uống ăn thường,

Sống trừ thấp nhiệt giải ban trái,

Tà lỵ sao thơm dụng hợp phương.

Đơn thuốc: chữa ban bạch : Các bệnh ban bạch trước do sốt thương hàn, nóng dây dưa không dứt, dùng : Dây lút: 10g, Thổ phục linh 10g, củ sả 10g, Cây dâu 10g, Mơ lông 10g, Trần bì 10g, Lá liễu 10g, Lá bùm sụm 10g, cỏ mần trầu 10g, Bồ công anh 10g và Gừng sống 3 lát. Các vị bằng nhau, đổ nước ngập xác, sắc cho keo, uống ngày 1 tháng.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng để sử dụng. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.64.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
324
Tuần này:
1765
Tháng này:
13483
Năm 2024:
40387

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10