Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bông

Tên khoa học: Gossypium arboreum L.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Bông (tên khoa học là Malvales)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỏ, cao l-2m, cành có lông. Lá hình tím, có 3-5 thùy hình mũi mác, nhọn đầu ; hai mặt lá đều có lông. Cuống ngắn hơn phiến lá một ít. Lá kèm hình chỉ nhọn đầu, và cũng có lông như cuống lá. Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng điểm đỏ ở phần gốc. Quả hình trứng có một mũi nhọn. Hạt hình trứng, màu nâu nhạt, có nhiều sợi trắng.

Bộ phận dùng: Hạt, sợi bông, vỏ và rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của Ấn Độ, được nhập trồng ở đồng bằng và vùng núi từ lâu đời. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Tính chất và tác dụng: Người ta đã biết trong sợi bông có 7-8% nước, 90% xen- luloza, 1% chất khoáng, một lượng nhỏ pectin, protit, sáp.

 Hạt bông chứa 15% dầu và 45% khô dầu. Dầu hạt bông cấu tạo bởi các glyxerit axit béo không trung hòa (oleic, linoleic) và trung hòa (palmitic, stearic).

Khô dầu giàu protit, trong đó có nhiều aminoaxit cần thiết, nó chứa các sắc tố flavonoit và nhát là một sắc tố màu đỏ da cam polyphenolic là gossypol (1% nhân). Trong vỏ chứa nhựa, gossypol, vitamin E và một yếu tố co mạch và thúc đè.

Dầu hạt bông sát trùng, hạt bông lợi sữa. Khô dầu dùng lấy gossypol, chất này với liều cao là một chất độc đối với thần kinh và tế bào. Sợi bông có tính cầm máu..

Công dụng: Thường dùng dầu hạt bông để bôi ghẻ lở, hạt làm tiết sữa. Sợi bông thường dùng chế bông không thấm nước và bông thấm nước, làm gạc. Còn dùng chữa thồ huyết, băng huyết, đại tiện ra máu, đái ra máu. Dùng bông mới đốt thành tro, phối hợp với keo da trâu hoặc tóc rối đốt thành tro, hoặc bồ hóng, mỗi thứ 4g, ngày uống 1 lần. vỏ rễ cũng dược sử dụng làm thuốc điều kinh và thúc đẻ.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng để sử dụng. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.59.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
542
Tuần này:
977
Tháng này:
13329
Năm 2024:
56925

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17