Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bố rừng

Tên khoa học: Corchorus Estuans L

Tên đồng nghĩa: Bố dại, Bố rừng

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Bông (tên khoa học là Malvales)

Họ: Đoạn (tên khoa học là Tiliaceae)

Chi: Đay (tên khoa học là Corchorus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Khai vị ăn ngon, Mát

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, phân cành nhánh nhiều; thân đo đỏ; nhánh có hàng lông. Lá hình bầu dục, tròn ở gốc, nhọn ở đỉnh; mép lá khía răng ngắn, nhọn, đôi khi kéo dài thành lông dài, đều nhau; thường ở phía gốc lá tận cùng bằng hai cái lông rất dài; 3-5 gân gốc; phiến lá nhẵn cả hai mặt; cuống mảnh; lá kèm dài, mảnh, nhọn đầu và khá dai. Hoa nhỏ bé, xếp hai cái trên một cuống ngắn ở nách lá, màu vàng. Quả nang hình trụ, áp vào thân, mở thành 3-4 mảnh; hạt rất nhiều, nhẵn. Ra hoa vào mùa hè, có quả vào mùa đông.

Bô phận dừng: Lá.

Phân bố, sinh thái: Cây phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippin, Inđônêxia, châu Đại dương và các vùng nhiệt đói châu Phi. Thường mọc phổ biến ở các bãi hoang, ven các đường đi, tới độ cao 1.000m. Ra hoa quả vào mùa hạ, có quả vào mùa đông. Nhân dân thường hái lá về làm thức ăn cho heo. vỏ cây có một loại sợi dùng để dệt các mặt hàng thô hoặc làm giấy.

Tính chất và tác dụng: Người ta đã biết cây có thành phần hóa học như sau :

Nước (72,0%), Protein (4,2%), Lipit (1,3%), Xenluloza (3,3), Dẫn suất không protein (17,2), Khoáng toàn phần (2,0). Lá cây có vi đắng, có công năng làm mát, giải nóng, giải cảm nắng.

Công dụng: Nhân dân lấy cả cây giã nát để tắm cho sởi chóng mọc và làm thuốc đòn ngã. Trộn với đường vàng giã nát đắp lên nhọt để rút mủ. Thường dùng ngọn và lá non, vò qua, thái nhỏ dùng nấu canh ăn cho mát. Do nó có tác dụng lợi tiểu, nên theo lương y Nguyễn Văn Phát, có thề dùng toàn cây sắc uống trị phù thũng. 

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng để sử dụng. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.56.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
1221
Tuần này:
5143
Tháng này:
11751
Năm 2024:
55347

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17