Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bạch thược

Tên khoa học: Premna cambodiana P.Dop var. membranacea P.Dop

Tên đồng nghĩa: Cách Cambốt

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Lamiales (tên khoa học là Lamiales)

Họ: Cỏ roi ngựa (tên khoa học là Verbenaceae)

Chi: Premna (tên khoa học là Premna)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn. Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm. Ðài có lông mịn, hai môi, 5 răng. Tràng có môi trên nguyên, có lông ở trong, môi dưới có lông ở thuỳ giữa.

Quả hạch cứng, đen, to 4mm.

Bộ phận dừng: Rễ, cành lá.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Đông dương, mọc hoang. Gặp ở rừng núi cấm.

Tính chất và tác dụng: Là cây thuốc dân gian, chưa có tài liệu nghiên cứu.

Vị Bạch thược trong Đông Y có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng bổ huyết, bình can, tiêu sưng viêm, làm mát dịu. Chữa các chứng máu xấu kinh mạch không thông, hay máu nóng đau nhức. Tại đây, có người dùng với tên như trên, làm thuốc bổ cơ xương, trừ đau nhức. Còn trị di tinh, mộng tinh và ban trắng.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Quần thể suy giảm, đề nghị không khai thác từ tự nhiên để tạo điều kiện phát triển mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.38.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
1157
Tuần này:
3350
Tháng này:
15068
Năm 2024:
41972

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10