Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Khuynh diệp

Tên khoa học: Eucalyptus maculata var. citriodora

Tên đồng nghĩa: Eucalyptus maculata Hook. var. citriodora Hook.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Sim (tên khoa học là Myrtales)

Họ: Sim (tên khoa học là Myrtaceae)

Chi: Corymbia (tên khoa học là Corymbia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Bạch đàn, Khuynh diệp là tên gọi các loài Eucalyptus thuộc họ Sim (Myrtaceae). Có nhiều loài dirọr: trồng, hiện nay phổ biến là 2 loài Bạch đàn trắng, ỉr An Giang gặp nhiều Eucalyptus camaldulensis Dehn., chủ yếu trồng lấy gỗ. Để làm thuốc, thường hay nới đến Bạch dàn chanh (Eucalyptus maculata Hook. var. citriodora Hook.) và Bạch đàn hay Khuynh diệp tròn (E. globulus Labill.). Bạch đàn tròn là cây gỗ lớn, vỏ nhẵn, màu nhợt, nhánh vuông. Lá ở chồi non mọc đối, không cuống, gốc hình tim, màu mốc, xếp ngang. Lá ở nhánh già mọc so le, dài 15-30cm, có cuống, phiến dài và hẹp, hình lưỡi liềm, xếp đứng theo  thân và có 2 mặt giống nhau.

Hoa ở nách lá, có cuống ngắn ; dài 4 cạnh, mốc mốc ; hình tháp vuông, nhị dài l,5cm.

Quả hình bông vụ, thuộc loại quả nang to 2,5cm, mang đài hoa tồn tại và chứa hai loại hạt : loại đen sinh sàn, loại nâu không sinh sản.

Bộ phận dùng: Lá và tinh dầu.

Phân bố, sinh thái: Cây của châu úc được nhập trồng làm cây bóng mát, lấy lá.

Tính chất và tác dụng: Lá chứa 5-7% tinh dầu, các axìt tanic, galic, axit béo của rượu cerylic, pyrocatechin, 1 nhựa dầu axitkết tinh trong cồn. Không có ancaloit; có rutozit. Tinh dầu gồm chủ yếu là eucalyptol (80-85%), phellandren, aromadendren, endemiol và có pinen, camphen, aldehyt valeric, butyric và caproic, cồn ethylic và amylic. Lá bạch đàn có tác dụng hạ nhiệt, bổ, và làm se do có tanin, cầm máu yếu, diệt ký sinh trùng. Tinh dầu được hấp thụ qua da, ống tiêu hóa và mô tế bào dưới da, dễ bài tiết, làm long đờm, diệt vi khuẩn, diệt ký sinh, sát trùng... chủ yếu là thuốc nhựa thơm.

- Dùng ở trong nó có tính chất sát trùng, chủ yếu sát trùng đường hô hấp và đường niệu, làm chất thơm, trừ thấp, trị giun và kích thích. Dùng ngoài, có tính chất diệt vi khuẩn, diệt ký sinh, làm liền sẹo, đề phòng bệnh nhiễm trùng và bệnh về phổi và trừ muỗi.

Công dụng: Được sử dụng chữa bệnh dùng cả bên trong và bên ngoài.

- Dùng trong : bệnh đường hô hấp, viêm phế quản cấp và mãn, cảm cúm, ho lao phổi, hen suyễn, ho ; bệnh đường tiết niệu, bệnh trực khuẩn coli, đái tháo; một số chứng bệnh và sốt như sốt rét, sốt ricketsia, sởi - Thấp khớp, dau dây thần kinh - Ký sinh trùng đường ruột - Đau nửa đầu - Suy nhược.

- Dùng ngoài, đắp vết thương, bỏng, trị đau phổi, cúm, viêm xoang, bệnh chấy rận và trừ muỗi.

Cách dùng: Để dùng trong, có thể dùng các dạng sau :

- Hãm uống 3-4 lá trong 1 ly nước, đun sôi vài phút và hãm 10 phút. Ngày 3-5 ly.

- Bột lá làm thành viên 0,5 dùng 6-10 viên ngày. cồn thuốc 1/5 ngày 1- 10 giọt. Có thể dùng tinh dầu, dung dịch cồn... Để dùng ngoài, có thể hãm xông, xoa hay băng bó. 

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng để sử dụng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.34.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
18
Hôm nay:
181
Tuần này:
2374
Tháng này:
14092
Năm 2024:
40996

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10