Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ba chẽ

Tên khoa học: (Desmodium triangulare (Reta.), Merr., hay Desmodium cephalotes (Roxb.)Wall. ex Wight et Am.)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Họ: Đậu (tên khoa học là Fabaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Đau đầu, nhức mắt, rắn cắn

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỏ, cao 2-3m. Thân tròn. Cành non hình tam giác dẹt. Lá kép gồm ba lá chét hình mác. Mặt dưới lá màu trắng bạc. Lá non có lông trắng bạc ở cả hai mặt.

Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả dậu có lông, thắt lại ở các hạt.

(Tài liệu tham khảo: Cây bụi nhỏ, sống lâu năm, cao 0,5-2m, có khi hơn. Thân tròn, phân nhiều cành, cành non hình tam giác dẹt, uốn lượn, có cạnh và lông mềm mầu trắng, mặt sau nhẵn. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét, lá chét giữa to hơn. Phiến lá chét nguyên hình thoi, bầu dục hoặc hình trứng. Đường gân mặt trên lõm, mặt dưới lồi. Các lá non, ở ngọn có phủ lớp lông tơ trắng nhiều hơn ở cả 2 mặt.

Hoa nhỏ, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá. Hoa nhỏ 10-20 cái, mầu trắng, cánh hoa có móng. Đài hoa có lông mềm, chia làm 4 thùy, thùy dưới dài hơn 3 thùy trên.

Quả loại đậu, không cuống, thắt lại ở giữa các hạt thành 2-3 đốt, có lông mềm mầu trắng bạc.Quả giáp hạt hình thận.

Mùa hoa: Tháng 5-8. Mùa quả: tháng 9-11.)

Bộ phận dùng: Lá.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ Mã Lai, mọc hoang ở các đồng cỏ, vùng đồi. Có gặp ở sườn núi Tô, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.

Thu hái lá vào mùa xuân hè. Có thể dùng tươi hay phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu. Trong nhân dân, thường dùng lá để chữa lỵ và rắn cắn. Cũng có khi đùng chữa bệnh tê thấp.

Cách dùng: Liều dùng 20-30g lá, sao vàng sắc uống hoặc nấu cao mềm để uống. Dùng riêng hay phối hợp vói Ké hoa đào với

Dùng ngoài lấy lá giã nát, lấy nước uống, bã đắp, trị rắn cắn.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Quần thể suy giảm, đề nghị không khai thác từ tự nhiên để tạo điều kiện phát triển mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên tập từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.21.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.386857
Kinh độ: 104.982519

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
966
Tuần này:
4888
Tháng này:
11496
Năm 2024:
55092

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17