Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Đại bi

Tên khoa học: Blumea balsamifera (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Từ bi

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Asterales (tên khoa học là Asterales)

Chi: Đại bi (tên khoa học là Blumea)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Độ cao: <30m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây bụi, phân nhánh, cao 1-3 m, tiết diện tròn, màu xanh ở đoạn non, nâu xanh ở đoạn già. Toàn cây có nhiều lông tơ dài màu trắng và có mùi rất thơm. Lá đơn, mọc cách. Phiến lá hình thoi, thuôn dài ở hai đầu, kích thước 15-35 x 4-10 cm, mặt trên hơi nhám màu xanh đậm và ít lông hơn mặt dưới, bìa lá răng cưa nhọn gần đều. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ hình mạng, 12-18 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh, hình trụ hơi phẳng ở mặt trên, dài 1,5-3 cm, mang 2-3 cặp phụ bộ của phiến lá hình lưỡi liềm hay hình thoi kích thước nhỏ dần về phía đáy cuống. Cụm hoa đầu đôi khi riêng lẻ ở nách lá, thường hợp thành chùm xim ở ngọn cành hay nách lá kích thước rất thay đổi. Đầu hình trứng khi là nụ, khi hoa nở đầu có hình chuông hơi thắt ở giữa, kích thước khoảng 1 x 0,5 cm, cuống ngắn 0,5-1 cm có 2-3 vảy ngắn. Tổng bao lá bắc 4-6 hàng lá bắc xếp kết lợp, hình bầu dục đến dải hẹp vòng trong dài hơn vòng ngoài, kích thước 1-5 x 0,5-1 mm, màu xanh hơi nâu ở đỉnh, rìa mỏng, mặt ngoài có nhiều lông. Đế cụm hoa phẳng đường kính khoảng 2 mm, lỗ tổ ong. Đầu mang hoa hình ống có hai loại hoa: hoa cái rất nhiều xếp trên 3-4 vòng ở ngoài; hoa lưỡng tính 20-25 hoa ở trong. Hoa cái màu vàng nhạt; đài biến đổi thành túm lông dài màu trắng bẩn có nhiều gai nạc; tràng hoa màu vàng nhạt dính thành một ống hẹp, dài 0,3-0,4 cm, trên chia 2-5 răng tam giác nhỏ, có lông tiết tinh dầu thơm, tiền khai van; bầu dưới 1 ô, màu trắng trong mờ, hình trụ hẹp ở gốc, những hoa ở ngoài cùng thường có hình trụ cong, dài 1 mm, mặt ngoài có nhiều lông ngắn và có gờ dọc, 2 lá noãn vị trí trước sau, 1 noãn đính đáy; vòi nhụy vàng nhạt, dạng sợi dài khoảng 0,5 cm, thò khỏi ống tràng, tận cùng là 2 nhánh đầu nhụy màu vàng đậm hình máng hẹp dài 1-2 mm choãi theo hướng trước sau. Hoa lưỡng tính màu vàng nhạt, lớn hơn hoa cái; đài giống hoa cái; tràng hoa dính thành ống dài 0,4-0,5 cm, loe dần, trên chia thành 5 phiến đều hình bầu dục có màu vàng đậm, có lông tiết tinh dầu nhỏ, tiền khai van; nhị 5, chỉ nhị rời, dạng sợi dài khoảng 2-3 mm, màu vàng nhạt, đính ở gần gốc ống tràng xen kẽ với cánh hoa, bao phấn dính nhau thành ống dài khoảng 2-3 mm bao lấy vòi nhụy, màu vàng đậm, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, chung đới dạng phiến bầu dục hẹp, gốc có tai tam giác dài và nhọn; hạt phấn hình cầu gai, màu vàng đậm, đường kính 20-25 µm; bầu giống hoa cái, kích thước hơi ngắn và to hơn, vòi nhụy dạng sợi dài khoảng 4-5 mm, đầu nhụy 2, dài khoảng 2 mm, màu vàng đậm, dạng máng cạn, thuôn hẹp. Quả bế màu vàng nâu, hình trụ dài khoảng 1 mm, mặt ngoài vỏ có lông ngắn màu trắng và có gờ dọc, trên mang túm lông mào dài màu trắng bẩn của đài tồn tại, gốc có vòng gờ chỗ gắn với đế hoa; 1 hạt, không nội nhũ.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ân Độ, Mã Lai, mọc ven đường di, quanh làng. Cũng được trồng bằng cành hay rễ để lấy lá. Có thể thu hái lá quanh năm, chủ yếu vào mùa hạ. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô. Có thể dùng lá để cất mai hoa bảng phiến (long não đại bi).

Tính chất và tác dụng: Lá chứa tính dầu (bocneola, 1-campho, xineola), băng phiến. Đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nồng, tính ôn, có tác dụng chống thấp khớp, chống sưng, kích thích tuần hoàn, tán huyết.

Công dụng: Thường dùng trị 1. Thấp khớp tạng khớp ; 2. Đau bụng sau khi sinh, đau kinh ; 3. Cảm mạo, đau dạ dày do lạnh, ỉa chảy. Dùng ngoài trị vết thương, chấn thương, đinh nhọt, viêm mủ da, ngứa da.
Cách dùng: Lá sắc uống mỗi ngày 6-12g (15-30g) chữa cảm mạo, ho, sốt nóng. Dùng ngoài lấy lá giă đắp hoặc nấu nước tắm. Dùng ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau chấn thương. Khi dùng xông chống cảm, có thề phối họp vỏi các loại lá có tinh dầu khác.

Đơn thuốc :

- Thấp khớp tạng khớp, dùng rễ Đại bi, Kê huyết đẳng, mỗi vị 30g, Xuyên tiêu 6g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
- Đau bụng kinh, dùng rễ Đại bi 30g, ích mẫu 15g sắc uống.

Tham khảo thành phần hóa học: Lá chứa 0,2-1,88% tinh dầu và borneol. Thành phần chính của tinh dầu là d-borneol, l-camphor cineol, limonen, acid palmitic, acid myristic còn chứa các sesquiterpen alcol.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là cây được người dân gây trồng trong vườn nhà để sử dụng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên tập từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.233.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
515
Tuần này:
1045
Tháng này:
7653
Năm 2024:
51249

Tin tức trong tháng:6
Tin tức trong năm 2024:16