Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Rẻ quạt

Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Belamcanda punctata Moench.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Măng Tây (tên khoa học là Asparagales)

Họ: La dơn (tên khoa học là Iridaceae)

Chi: Belamcanda (tên khoa học là Belamcanda)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Đau đầu, nhức mắt, rắn cắn

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo sống dai. Thân rễ mọc bò. Thân nhỏ mang lá mọc thẳng đứng, dài tới 1m. Lá hình ngọn giáo dài, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 vòng (lá xếp 2 dãy) ; gân lá song song. Cụm hoa có cuống dài 20-40cm. Hoa có cuống, bao hoa có 6 mảnh màu vàng cam có đốm tía. Quả nang hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ hình cầu, màu xanh đen, bóng.

Bộ phận dùng: Thân rễ (củ) có đốt ngắn màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruột trắng, thơm, cứng.

Phân bố, sinh thái: Cây mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi làm cây cảnh và làm thuốc. Trồng bằng nhánh của thân rễ vào đầu mùa mưa. Thu hái thân rễ vào mùa thu hay quanh năm. Dùng tươi (rửa sạch, giã với ít muối) hoặc rửa sạch phơi khô hay sấy khô, khi dùng ngâm rnrớc vo gạo 1-2 ngày cho mềm, thái mỏng, phơi khô dùng dần.

Tính chất và tác dụng: Trong thân rễ có glycozit là belamcandin và tectoridin, irisin và shekanìn.

Rẻ quạt có vi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm.

Công dụng: Thưòng dùng tri 1. Viêm họng sưng đau, ho nhiều đòm rãi, kết đàm hạch ; 2. Sang độc sưng đau, trong tai đau nhức, sưng vú, tắc tia sữa;

1. Đại tiện không thông ; 4. Đau bụng khi thấy kinh. Dùng ngoài trị vết thương rắn cắn đắp vểt thương và trị đau răng.

Cách dùng: Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hoặc bột, làm viên ngậm, uống. Dùng ngoài, giã tươi với ít muối, vắt lấy nước ngậm nuốt dần, bã đắp tại chỗ đau.

Đẻ chữa ho, viêm họng, có thể phối hợp với rễ Mạch môn, Húng chanh, hoa Đu đủ đực đem giã nhỏ, hấp cơm, hoặc với rễ Cam thảo đất, rễ Đậu săng, giã ngậm.

Chú ý : Phụ nữ có thai không dùng.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, NXB. UBKH và KT, 1991, tr.459.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
5
Hôm nay:
44
Tuần này:
1148
Tháng này:
7756
Năm 2024:
51352

Tin tức trong tháng:6
Tin tức trong năm 2024:16