Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Rau tàu bay

Tên khoa học: Gynura Crepidioides Benth

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Asterales (tên khoa học là Asterales)

Họ: Cúc (tên khoa học là Asteraceae)

Chi: Crassocephalum (tên khoa học là Crassocephalum)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thuốc bổ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo mập mọc đứng cao tới 1m. Thân tròn hay khía rãnh, màu xanh. Lá mỏng, hình trứng dài, phần chóp phiến lá có hình thoi, phần dưới có những thùy xẻ sâu ; mép lá có răng cưa.

Cụm hoa dạng đầu, mọc ở nách lá hoặc ở ngọn, gồm nhiều hoa màu hồng nhạt, bao chung gồm hai hàng lá bắc hình sợi. Quả bế hình trụ, có một mào lông trắng ở đỉnh. Cây ra hoa quả mùa xuân, mùa hạ.

Bộ phận dùng: Ngọn non và lá.

Phân bố, sinh thái: Rau tàu bay phân bố ở các nước Đông dương, Trung Quốc, và một số các nước châu Phi. Ở nước ta, nó mọc rất phố biến ở các bãi hoang sau nương rẫy, ven đường đi ở đồi, bìa rừng, ven khe suối. Nhờ có lượng quả nhiều, nên dễ phát tán đến nhiều nơi.

Tính chất và tác dụng: Rau tàu bay có mùi thơm do có tinh dầu. Thành phàn hóa học đã biết như sau : Nước 91,1, Protein 2,5, Lipit 0,2, Xenluloza 1,6 Dẩn xuất không protein 3,7, Khoáng toàn phần 0,9. Các chất khoáng thưòng gặp là canxi, phốtpho. Ngoài ra còn có 3,4mg% caroten, 10mg% vitamin c.

Chưa có tài liệu phân tích về tác dụng.

Công dụng: Rau tàu bay được dùng làm rau ăn sống, hoặc luộc, xào, nấu canh hay muối dưa ăn. Cũng có ngườì cho rằng ăn rau tàu bay làm mất máu, nhưng hiện chưa có tài liệu xác minh.

Nhân dân thường dùng lá tươi giã nát hoặc nhai nát đắp lên những vết rắn rết cắn. Ở Cămpuchia, người ta dùng nó để điều trị các biến chứng sau khi sinh.

Tình trạng khai thác bảo vệ tại An Giang: Mọc nhiều trong thiên nhiên trên các đồi núi trong tỉnh, nhưng ngày nay suy giảm rất nhiều, do khai thác sử dụng không bền vững. Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, NXB. UBKH và KT, 1991, tr.455.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.506632
Kinh độ: 104.984407

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
323
Tuần này:
3129
Tháng này:
9737
Năm 2024:
53333

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17