Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bèo cám

Tên khoa học: Lemna minor L.

Tên đồng nghĩa: Bèo cám

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Họ: Bèo tấm (tên khoa học là Lemnaceae)

Chi: Landoltia (tên khoa học là Landoltia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Lợi tiểu, Thông mật, viêm đường tiết niệu

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thủy sinh mọc nổi. Thân là tản hình thấu kính lồi rộng 4-5mm, mang một rễ và mọc chồi thành thân khác. ít thấy cụm hoa, thường chỉ là một mo, trong dó có 2 hoa đực với 2 nhị và 1 hoa cái với 1 bầu.
Phân bố, sinh thái: Loài phố biến khắp thế giới, mọc hoang ỏ các ao, đầm, vũng. Có thề thu hái cây quanh năm. Có phân bố tại Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, phát triển mạnh, nhanh chóng lắp đầy mặt nước, tạo cảnh quang đẹp.
Tính chất, tác dụng: Là loại thuốc dân gian dùng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, bạt sốt, cầm máu. Bộ phận dung: Toàn cây. Dùng tươi hay phơi khô.
Công dụng: Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chửa bí tiểu, đái buốt, đái rắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10-20g sắc hoặc tán bột uống.
Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là loài thủy sinh mọc hoang, cũng là nguồn thức ăn của loài chim nước. Chu kỳ sống ngắn.

ThSỹ. Bành Lê Quốc An, sưu tầm và biên soạn
Nguồn: Võ Văn Chi, UBKH và KT An Giang, 1991, tr.48.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.578778
Kinh độ: 105.063415

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
4
Hôm nay:
453
Tuần này:
888
Tháng này:
13240
Năm 2024:
56836

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17