Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: BẠC THAU CÂY

Tên khoa học: Callicarpa candicans(Burm.f.) Hochr. hay c. cana L.

Tên đồng nghĩa: Cây Nàng nàng, Tử châu, Tu hú, cây trứng ếch.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Lamiales (tên khoa học là Lamiales)

Chi: Callicarpa L. (tên khoa học là Callicarpa L.)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Rất nguy cấp (CR)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Độ cao: 300m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cậy nhỏ. Các cành non hơi vuông góc, phủ nhiều lông to hình sao, màu tối, xám hay trắng nhạt. Lá mọc đối, phiến mòng, có hình dạng thay đổi; mép khía răng cưa ở 1/3 phía chóp lá, đôi khi có các răng to và không đều nhau, mặt trên phủ lông hình sao lúc còn non, sau nhẵn, mặt dưới phủ đầy lông hình sao màu trắng bạc. Hoa họp thành xim hình cầu. Hoa màu hồng hay đỏ nhạt. Đài có 4 răng bé, tràng hình chuông, nhị thò ra ngoài ; bầu nhẵn có vòi dài. Quả hạch hình cầu, nhẵn, màu tía, xếp sít nhau.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng nhiệt đới Á châu, mọc hoang ở triền núi Dài, Ba chúc, huyện Tri Tôn. Cũng gặp trên núi cấm. Có thể hái các bộ phận của cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Bộ phận dùng là thân, lá và rễ.

Tính chắt và tác dụng: Toàn cây có cumarin ; ở lá và thân có tinh dầu. Theo Y học cổ truyền, cây có vị đắng, tính binh. Có tác dụng hành huyết trục ứ, phá khí, thông trệ, trừ dòm tích, chỉ thũng trướng, lợi đại tiểu tiện.

Công dụng : Là cây thuốc quen thuộc dùng chữa cảm nắng, cảm hàn, thường thực, nôn cả ra máu, no hơi, đầy bụng, kém ăn, kinh nguyệt không đều, hay ra khí hư, hàn thấp đâu bụng, cầm máu vết thương, thông kinh nguyệt. Phụ nữ huyết nhiệt kinh bế, dùng nó rất hay. Nhân dân thường dùng toàn cây sắc nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống để ăn ngon cơm. Thân lá tán bột uống giải nhiệt, giảm đau. Hạt sắc uống làm sáng mắt. Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc :
- Chửa mụn nhọt lở loét: Lá bạc thau cây, nướng đen, tán bột rắc.
- Kiện tinh, mạnh gân xương : Thân lá phơi khô, tán bột uống. Thường phối họp với vỏ ngũ gia bi, vỏ gòn và cây đau xương.
Chú ý : Do mặt dưói lá cũng bạc tương tự lá bạc thau dây mà có tên trên. Các vị lương y ở Tịnh biên cũng dùng nó như bạc thau dây làm thuốc chửa bạch đói, khí hư.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là loài có nguy cơ tuyệt chủng tại An Giang, do khai thái thiếu bền vững trong thời gian dài. Hiện nay kích cở của quần thể này còn không lớn và rất hiếm gặp trên vùng đồi núi. Do đó, cần nghiêm cấm khai thác trong thời gian dài để có cơ hội phục hồi. Khuyến khích gây trồng để sử dụng, mua bán.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An, sưu tầm và biên soạn.
Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, NXB. UBKH và KT, 1991, tr.30

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
35
Tuần này:
3731
Tháng này:
16083
Năm 2024:
59679

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17