Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Sâm đại hành

Tên khoa học: Eleutherine subaphylla Gagnep.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Măng Tây (tên khoa học là Asparagales)

Họ: La dơn (tên khoa học là Iridaceae)

Chi: Eleutherine (tên khoa học là Eleutherine)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thuốc bổ

Đặc điểm nhận dạng:

Ngày đăng:20/07/2021.

Tên khác: Tỏi lào, tỏi đỏ, hành lào, hành đỏ

Mô tả: Sâm đại hành còn gọi là tỏi lào, tỏi đỏ, hành lào, hành đỏ, Sâm đại hành là loài cây thảo cao 20-30cm. Thân hành (thường gọi là củ) giống củ hành nhưng dài hơn, có vẩy màu đỏ nâu. Lá đơn hình giáo dài, gân lá song song giống lá cau hay lá dừa. Hoa trắng mọc thành chùm. Quả nang, chứa nhiều hạt. Quả ít gặp.

Phân bố, sinh thái: Sâm đại hành là cây ưa ẩm, ưa sáng, thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Là loài đặc hữu của Đông dương, được trồng lấy củ làm thuốc, có thể đào củ sau 1 năm trở lên. Việt Nam có khí hậu thích hợp với giống cây này, nhất là từ Quảng Trị trở vào, cả Lào và Campuchia. Cây dễ trồng, phát triển bằng việc đẻ nhánh con. Trồng bằng củ, khoảng cách khoảng 3 tấc. Sâm đại hành thường tàn lụi vào mùa đông, sinh trưởng và phát triển trong mùa mưa ẩm. Khi trồng được 1 năm trở lên thì thu hoạch lúc cây đã tàn úa. Đào lên để củ trong cát ẩm hay là nơi thoáng mát có thể bảo quản được vài tháng. Khi dùng rửa sạch củ và thái mỏng, phơi khô. Khi thái nên cắt dọc theo củ. Năng suất 1,5 – 2 tấn / ha. Sâm đại hành có phân bố trong thiên nhiên trên các đồi núi tỉnh An Giang.

Tính chất, tác dụng: Người ta đã tìm thấy 4 chất trong củ là Eleutherin, Isoeleutherin, Eleutherola và một hoạt chất khác chưa xác định. Chúng đều có tác dụng kháng sinh với chủng Staphylôcccus aureus. Theo Y học cổ truyền, Sâm đại hành có vị ngọt nhạt, tính hơi ấm, có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết sinh cơ, chỉ khái.

Công dụng: Thường dùng trị thiếu máu, vàng da, hoa mắt, choáng váng, nhứt đầu, mệt mỏi, băng huyêt, ho ra máu, thương tích lưu huyết, ho, ho lao, ho gà, viêm họng cấp và mãn, tê bại do thiếu dinh dưỡng, đinh nhọt, viêm da, lở ngứa, chốc đầu trẻ em, tổ đỉa, vẩy nến.

Ngày dùng 4-12g, đạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Dùng ngoài, giã đắp.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Sâm đại hành có phân bố trong thiên nhiên nhiên trên các đồi núi tỉnh An Giang, người dân An Giang đã biết sử dụng Sâm đại hành để bồi dưỡng sức khỏe cho nên quần thể bị thu hẹp nhiều do khai thác, sử dụng thiếu tính bền vững. Ngày nay người dân đã gây trồng để sử dụng. Do đó, cần khoanh vùng bảo vệ, bảo tồn nguồn gen quý hiếm này.

Ths Bành Lê Quốc An Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH và KT An Giang, 1991, tr.470.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3
Ảnh nhận dạng 4
Ảnh nhận dạng 5

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.508372
Kinh độ: 104.980191

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
5
Hôm nay:
94
Tuần này:
4016
Tháng này:
10624
Năm 2024:
54220

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17