Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Mướp

Tên khoa học: Luffa aegyptiaca MILL.

Tên đồng nghĩa: *Luffa aegyptica (lapsus); * Luffa cylindrica (L.) Roem.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Bầu bí (tên khoa học là Cucurbitales)

Họ: Bí (tên khoa học là Cucurbitaceae)

Chi: Luffa (tên khoa học là Luffa)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập họp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6-8cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dài.

Phân bố, sinh thái: Gốc ở Trung Quốc, được trồng rộng rãi ở nước ta thu hái quả vào hè-thu, còn lá, rễ, tua cuốn thu hái quanh năm.

Tính chất và tác dụng: Quả mướp có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng lợi tiếu tiêu đờm, làm mát máu, giải độc, thông kinh mạch, thông sữa, bổ khí, an thai. Nó có tính chất làm kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn của máu. Do có nhiều chất nhầy nên nó có tính chất làm dịu.

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kháng viêm, thông mạch, lợi tiểu. Lá mướp có vị dắng và chua, tính hơi lạnh, có tác dụng kháng viêm, làm long dờm, chống ho. Hạt mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông mạch, chống ho, long dờm. Rễ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kháng viêm.

Công dụng: Quả mướp dùng chữa chứng đậu sỏi, khỏi lở sưng, đau nhức, lợi sữa.

Xơ mướp dùng trị đau thấp khớp, chứng đau cơ, đau ngực, mất kinh, viêm vú, phù thũng. Lá mướp dùng trị ho, ho gà, đau đầu khát nước vào mùa hè. Dùng ngoài trị chảy máu, vết thương, ecpet mảng tròn, chốc lở. Bộ phận dùng: Quả, Xơ mướp, lá, hạt, rễ, tua cuốn. Hạt mướp dùng trị ho và đờm rãi nhiều, bệnh giun đũa và bệnh táo bón. Rễ mướp dùng trị viêm mũi và viêm xoang. Tua cuốn mướp dùng trị đau thắt lưng, ho, viêm mũi, viêm khí quản.

Liều dùng Xơ, lá 10-15g, Hạt 5-10g, Tua cuốn 30-60g, Rễ 15-30g, dạng thuốc sắc.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại tỉnh An Giang: Là loài cây phổ biến được trồng dùng trong thực phẩm và trị bệnh.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr. 388.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.597508
Kinh độ: 105.054874

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
841
Tuần này:
3081
Tháng này:
15433
Năm 2024:
59029

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17