Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cúc Áo hoa vàng

Tên khoa học: Spilanthes Acmella (L.) Murr

Tên đồng nghĩa: Spilanthes acmella (L.) Murr. var. oleracea (L.) C.B. Clarke

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Asterales (tên khoa học là Asterales)

Chi: Spilanthes (tên khoa học là Spilanthes)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Tai, mắt, mũi, răng, họng

Độ cao: 550m

Đặc điểm nhận dạng:

Loài S. Acmella

Tên khác Nụ áo gân tím; Nút áo rau; cúc áo rau; Hoa cúc áo; nút áo; Cúc áo hoa vàng, Nụ áo vàng, Nút áo (Spilanthes acmella (L.) Murr.) thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả: Cây cỏ nhỏ, cao khoảng 30cm, mọc đứng, có khi mọc bò lan trên mặt đất, phân cành nhiều. Lá mọc đối, phiến xoan tam giác, dài 2-4cm, rộng 1-2,5cm, mép lá có khía răng cưa. Cụm hoa hình đầu mọc ở đầu một cán dài đến 12cm ở ngọn thân hay ở nách lá; lá bắc hình bầu dục nhọn đầu; tràng hoa màu vàng; các hoa cái có lưỡi với 3 răng tròn, các hoa ở giữa hình ống. Quả bế dẹp màu nâu nhạt, có 2 răng gai ở ngọn. Mùa hoa tháng 1-5 trở đi.

Phân bố, sinh thái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ven đường, bãi sông nơi đất ẩm ven rừng, ven suối từ đồng bằng tới độ cao 1500m. Có thể trồng bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân. Khi dùng làm thuốc, ta thu hái toàn cây, dùng tươi hay đem phơi khô để dùng. Nên thu hái hoa vào lúc còn có màu vàng xanh. Có phân bố nhiều trong thiên nhiên trên các vùng đồi núi tỉnh An Giang, phát triển tốt nơi có độ ẩm.

Công dụng: Toàn cây có vị cay tê, cây mọc hoang có vị cay tê hơn cây trồng. Đặc biệt hoa tự có vị rất cay, tê nóng, gây chảy nước dãi rất nhiều. Trong nhân dân, công dụng phổ biến nhất là dùng hoa giã nhỏ, ngâm rượu để ngậm khi bị nhức răng, thuốc sẽ làm đỡ đau.

Thường dùng trị: 1. Cảm sốt đau đầu, đau cuống họng, sốt rét con ; 2. Viêm phế quản, ho gà, ho lao, hen suyễn ; 3. Đau răng ; 4. Tê thấp.

Dùng ngoài trị nhọt độc, lở ngứa, rắn độc cắn. Ngày dùng 4-12g toàn cây hoặc 4-8g sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc :

- Chữa cảm sốt, dau dầu, ho : Dùng 4-12g cây tươi sắc uống, phối hợp với các vị thuốc khác.

- Đau răng, viêm họng : Dùng hoa Cúc áo tán nhỏ ngâm rượu ngậm hoặc ngậm tươi, nuốt nước.

- Sốt rét cơn : cỏ cúc áo 20g sắc uống trước khi lên cơn.

- Tê thấp : Rễ cúc áo, rễ xuyên tiêu, rễ kim sương, rễ chanh, quả màng tang, liều lượng bằng nhau (4-8g) sắc uống.

Tình trạng bảo tồn tại An Giang: Là loài cây cỏ mọc hoang trên các đồi núi và ven chân núi. Hiện nay, kích thước của quần thể cây cỏ Cúc áo cũng giảm nhiều. Cần có kế hoạch bảo vệ loài trong thiên nhên.

Thsy. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.171; Nguồn: Trích trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, của Đỗ Tất Lợi, NXBKH và KT, HN-1986, tr. 568.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.504395
Kinh độ: 104.985631

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
22
Hôm nay:
685
Tuần này:
4607
Tháng này:
11215
Năm 2024:
54811

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17