Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Nhàu

Tên khoa học: Morinda citrifolia L.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Long đởm (tên khoa học là Gentianales)

Họ: Cà phê (tên khoa học là Rubiaceae)

Chi: Morinda (tên khoa học là Morinda)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Huyết áp, trợ tim

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Thân: Cây cao 4-8 m. Thân, cành non mập, có 4 cạnh rõ, màu lục hoặc nâu nhạt. Cành non màu xanh, tiết diện vuông, có rãnh, nhẵn; cành già tiết diện tròn, màu nâu xám.

- Lá: Lá mọc đối, hình bầu dục dài 12-30 cm, rộng 6–15 cm, mép uốn lượn, lá màu xanh bóng đậm ở mặt trên, mặt dưới nhạt hơn. Bìa lá hơi dợn sóng. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-7 cặp gân phụ. Cuống lá 1–2 cm. Lá kèm nằm giữa 2 lá mọc đối, hình xoan, cao 1-1,5 cm, màu xanh nhạt.

- Hoa: Cụm hoa là đầu hình tròn hay hơi bầu dục, ở ngoài nách lá. Trục cụm hoa hình trụ, màu xanh, nhẵn, dài 1–2 cm. Đáy cụm hoa có 3 phiến hẹp, dài 5–8 mm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài hoa là một gờ tròn. Cánh hoa 5, ống tràng hình phễu, màu xanh nhạt, cao 7–12 mm; bên trong có nhiều lông trắng; 5 thùy dài khoảng 5–8 mm, màu trắng, hình bầu dục đầu nhọn, đỉnh có phụ bộ là một mấu nhỏ cong vào trong. Khi hoa nở các thùy cong xuống phía dưới; tiền khai van. Nhị 5, bằng nhau, rời, gắn ở phần loe của ống tràng xen kẽ với các cánh hoa, chỉ nhị rất ngắn. Bao phấn hình đầu tên, màu vàng nhạt, dài khoảng 4 mm; 2 ô, mở dọc, hướng trong, đính gốc. Hạt phấn rời, hình hình cầu, màu vàng nhạt. Lá noãn 2, ở vị trí trước sau, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô 1 noãn, đính trung trụ. Vòi và đầu nhụy. Vòi nhụy dạng sợi màu xanh nhạt, dài 5 mm; 2 đầu nhụy dạng phiến mỏng, dài 3 mm, màu xanh. Đĩa mật dày, hình khoen, màu vàng. Cây ra hoa quanh năm, tập trung nhiều nhất vào khoảng tháng 11-2, cho quả vào khoảng tháng 3-5.

- Quả: Quả hạch kép do bầu noãn và một phần lá đài của các hoa trên cụm hoa dính nhau tạo thành. Quả còn non màu xanh nhạt, dài 5–7 cm, rộng 3–4 cm. Quả già màu ngà vàng, nhẵn bóng, mùi khai, trên quả còn vết tích các đĩa mật. Quả thịt, hình trứng gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu vàng, chứa cơm mềm, ăn được.

- Hạt: Hạt nhiều, hình bầu dục, một đầu nhọn, màu nâu đen

Phân bố, sinh thái: Mọc dọc theo bờ sông, bờ suối, vùng núi

Thành phần hóa học: Vỏ rễ chứa morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, axít rubichloric, alizarin a-methyl ete và rubiadin 1-methyl ete.

Công dụng: Chữa huyết áp cao, nhức mỏi, đau lưng: ngày 10- 20g vỏ rễ sắc hoặc sao vàng ngâm rượu uống. Lá giã đắp chữa nhọt mủ. Lá sắc uống chữa sốt, lỵ, bệnh tiêu chảy. Quả làm dễ tiêu, nhuận tràng, chữa lỵ, băng huyết, bạch đới, ho, cảm, phù, đau dây thần kinh, bệnh đái đường. Nhàu

- Vị thuốc đông y .

Rễ nhàu được dùng chữa cao huyết áp, chữa nhức mỏi đau lưng và trị bệnh uốn ván. Quà nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, tri băng huyết, bạch đới, ho, cảm, hen, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn chữa ly. Quả nhàu non thái nhỏ, sao khô cũng chữa nhức mỏi, đau lưng. Lá giã nát đắp vết thưong, mụn nhọt, làm chóng lên da non. Lá sắc uống chữa ỉa chảy và ly, chữa sốt và làm thuốc bổ ; cũng dùng làm thuốc dịu và diều kinh. Vồ cây sắc uống bồ, dùng cho phụ nữ sau khi sinh.

Cách dùng: Rễ nhàu dùng sắc uống hàng  ngày thay nước trà, với liều 30-40g chữa huyết áp cao. Có thề nấu thành cao, hoặc thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu uống. Quả non thái nhò sao vàng dùng thay rễ. Lá giã nát dùng đắp ngoài hoặc sắc uổng vói liều 8-10g chữa bệnh đường ruột, chữa sốt, cảm, nhức đầu chóng mặt ; còn được dùng nấu canh lươn ăn cho bổ. Rễ nhàu hay quả non, thái miếng, ngâm rượu uống dần, mỗi ngày 1 chén con, trị lưng và chân tay nhức mòi.

Tác dụng dược lý: Một số thí nghiệm trên động vật đã cho thấy rõ các tác dụng của rễ nhàu như sau:

    Nhuận tràng nhẹ và lâu dài
    Lợi tiểu nhẹ
    Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm
    Hạ huyết áp

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại tỉnh An Giang: Loài cây không còn trong thiên nhiên. Hiện còn là những cây được người dân gây trồng. Là loài cây có nhiều công dụng trong trị bênh và có giá trị kinh tế.

Bành Thanh Hùng,

Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.414. Và Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhàu.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.600756
Kinh độ: 105.016809

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
1332
Tuần này:
3525
Tháng này:
15243
Năm 2024:
42147

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10