Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ngải rít

Tên khoa học: Pedilanthus Tithymaloides (L.). Poit. (Euphorbia tithymaloides L.)

Tên đồng nghĩa: Hồng tước san hô

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Thầu dầu (tên khoa học là Euphorbiaceae)

Chi: Đại Kích (tên khoa học là Euphorbia)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp (EN)

Công dụng: Mụn nhọt, mẫn ngứa, bệnh ngoài da

Độ cao: 30m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỡ cao đến 1m, có nhựa mủ trắng. Cành vặn vẹo, mọc thẳng đứng. Lá hình trứng, mọc so le, thành 2 dây rất đều. Hoa màu đỏ, mọc ở ngọn thân.

Cây ra hoa tháng 3-5 và tháng 8-9.  

Bộ phận dùng: Toàn cây

Phân bố, sinh thái: Ở đảo Antilles (Trung Mỹ) được nhập trồng làm cây cảnh, làm hàng rào. Người ta thu hái toàn cây, lá quanh năm, thường dùng tươi.

Tính chất, tác dụng: Vị chua, hơi se, tính hàn, có độc, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng cầm máu.

Công dụng: Thường dùng chữa chấn thương bầm dập, gãy xương, vết thương chảy máu. 2 mụn nhọt, viêm mủ da. 3 rết cắn. Lá dùng trị sổ mũi và chứng bứt rứt.

Cách dùng: Lá thường dùng tươi giã đắp hoặc lấy mủ tươi đắp vết thương. Để dùng uống trong, hãm lá trong nước sôi. Để chữa đinh nhọt và viêm mủ da, vết thương chảy máu, giã cây tươi dùng rịt ở ngoài. Để trị rắn cắn, giã cây tươi với một ít muối và đắp vào vết thương.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại tỉnh An Giang: Người dân có trồng quanh nhà, vừa làm cây cảnh vừa sử dụng làm thuốc. Khuyến khích gây trồng.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 397.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.614191
Kinh độ: 104.978678

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
10
Hôm nay:
466
Tuần này:
1520
Tháng này:
13872
Năm 2024:
57468

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17