Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Mã tiền

Tên khoa học: Strychnos nux-vomica L

Tên đồng nghĩa: Củ chi

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Malvales (tên khoa học là Malvales)

Họ: Gọng vó (tên khoa học là Droseraceae)

Chi: Strychnos (tên khoa học là Strychnos)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Sẽ nguy cấp (VU)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Độ cao: 30m - 200m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây gỗ cao 5-12m, tới 25m, phân cành trên 7m. Vỏ thân màu xám trắng. Cành non nhẵn, đôi khi có gai ở nách lá. Lá đơn, mọc đối, mặt trên bóng có 5 gân hình cung, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hình ngù tán, mỗi ngù có 8-10 hoa, 4-6 ngù họp thành tán. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, đường kính 2,5-4cm khi chín màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.

Bộ phận dùng: Hạt

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Ðông Dương và Ấn  Ðộ mọc hoang ở vùng rừng bảy núi, vùng vườn tạp giáp chân núi. Mã tiền mọc tương đối khá ở vùng chân núi tới độ cao dưới 200m. Nhưng đa số đã bị dân đốn làm củi hay đốt làm rẫy, hiện số cây to có thể thu hoạch quả không còn nhiều, cây con tái sinh nhiều.

Ðến mùa quả chín, ta hái được quả già bổ ra lấy hạt, loại bỏ các hạt lép non hay thối đen ruột, phơi nắng hoặc sấy đến khô. Ðể nơi khô ráo tránh mối mọt. Khi dùng ngâm nước vo gạo 1 đêm ngày (36 giờ) đến khi mềm, cạo bỏ vỏ ngoài, lấy nhân, bỏ mầm. Thái mỏng sấy khô. Tẩm dầu vừng một đêm đem sao lên cho vàng đậm.

Tính chất và tác dụng: Hạt Mã Tiền có chứa các ancaloit chính là strychnin, brucin và các ancaloit phụ: struxin, vomicin, loganin…Strychnin là một chất độc. Nó tác dụng vào tất cả các cơ quan làm chuyển động nhiều hay ít tuỳ theo liều lượng vào cơ quan như dạ dày, hệ thần kinh, tim. Dùng với liều lượng thích hợp, nó kích thích dây thần kinh, điều hoà sự hoạt động thần kinh, nhất là hệ thần kinh tuỷ. Lại có tác dụng khai vị, giúp sự tiêu hoá. Brucin cũng là thuốc độc nhưng không mạnh bằng strychnin.

Công dụng: Thường dùng trị: 1. Ăn uống không biết ngon, tiêu hoá kém; 2. Phong thấp nhức mỏi tay chân, bại liệt; 3. Trị đau dây thần kinh, liệt do rượu, liệt não do có nguồn gốc tuỷ; 4. Suy nhược thần kinh, suy mòn; 5. Ho lao mạn tính; 6. Ðái dầm; 7. Tiêu khí huyết tích tụ trong bụng.

Cách dùng: Người lớn ngày dùng trung bình mỗi lần 0,05g (24 giờ 0,15g). Liều tối đa một lần 0,10g (24 giờ 0,30g). Trẻ em dưới 2 tuổi không dùng. Từ 3 tuổi trở lên dùng 0,005g cho 1 tuổi. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Còn dùng dạng cao rượu và cồn thuốc. Không dùng quá liều qui định. Người có bệnh di tinh, mất ngủ không dùng.

Dùng ngoài, lấy hột mã tiền giả ra trộn với dầu xát ghẻ lở ngoài da và làm thuốc diệt chuột. Vỏ cay cũng dùng xúc ghẻ lở, phong cùi. Những người bị trúng phong, lấy vỏ sắc cho uống.

Khai thác sử dụng và bảo vệ tại An Giang: Trong thiên nhiên còn rất ít, chỉ còn trong các vườn nhà của dân. Nghiêm cấm chặt phá.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 345.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.613943
Kinh độ: 104.978319

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
782
Tuần này:
3588
Tháng này:
10196
Năm 2024:
53792

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17