Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Lạc tiên

Tên khoa học: Passiflora foetida L

Tên đồng nghĩa: Nhãn lồng, hay chùm bao

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Thầu dầu (tên khoa học là Euphorbiaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: An thần, Gây ngủ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Dây leo bằng tua cuốn, thân tròn rỗng. Lá mọc so le, dài khoảng 7cm, rộng tới 10cm, chia làm 3 thuỳ nhọn. Lá kèm rách ở mép. Tua cuốn mọc từ nách lá. Hoa trắng có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả tròn, bao bởi lá bắc tồn tại như là một cái bao ở ngoài. Quả chín vàng, ăn được. Toàn cây có lông.

Bộ phận dùng: Toàn cây

Phân bố, sinh thái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, leo quấn ở các bãi trống lùm bụi. Cũng thường trồng ở các vườn thuốc. Thu hái toàn cây, phơi khô.

Tính chất, tác dụng: Chưa rõ hoạt chất. Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Quả có tác dụng an thần, giảm đau.

Công dụng:  Lạc tiên được dùng trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Còn dùng trị ho, phù thũng, viêm mủ da, lở ngứa, loét ở chân. Ngày dùng 3-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài đun nước rửa và giã cành lá tươi để đắp.

Ðơn thuốc:

1. Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Lạc tiên 8-16g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vông, lá Dâu, tâm Sen nấu thành cao lỏng, mỗi ngày dùng 2-5g, chia nhiều lần uống, nên uống trước khi đi ngủ.

2. Viêm da, ghẻ ngứa: Dây lá Lạc tiên với lượng vừa đủ, nấu nước tắm và rửa.

3. Bài thuốc an thần, có tác dụng trợ tim, ngủ được êm, dịu thần kinh: Hạt sen 12g, lá Tre 10g. Cỏ mọc 15g, Lá dâu 10g, Lạc tiên 20g, Vông nem 12g, Cam thảo 6g, Xương bồ 6g, Táo nhân sao 10g. Ðổ 600ml nước sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 tháng (An Giang).

Tình trạng bảo tồn tại tỉnh An Giang:  Hiên có trong các vườn cây thuốc của hộ gia đình. Khuyến khích bảo tồn nguồn gen này.

ThS. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 322.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
1420
Tuần này:
3613
Tháng này:
15331
Năm 2024:
42235

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10