Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Khoai nưa

Tên khoa học: Amorphophallus Konjac K. Koch (A. rivieri Dur)

Tên đồng nghĩa: Khoai ngái, Nưa trồng

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Chi: Amorphophallus (tên khoa học là Amorphophallus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo có củ lớn hình cầu lõm, đường kính có thể tới 25cm; trước ra hoa, sau ra lá. Mỗi lá chia làm 3 nhánh, các nhánh lại chia đốt, phiến lá xẻ thuỳ sâu hình lông chim, các thuỳ cuối hình quả trám thuôn, nhọn đầu; cuống lá thon, dài 40-80cm, nhẵn, màu lục nâu, có điểm các chấm trắng. Cụm hoa có mo lớn, phần bao mo màu lục nhạt điểm các vết lục thẫm, ở phía mép màu hung tím, mặt trong màu đỏ thẫm. Trục hoa dài gấp đôi mo. Quả mọng.

Bộ phận dùng: Củ.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Đông Nam Á mọc hoang và cũng được trồng để lấy củ ăn và toàn cây để chăn nuôi. Dọc nưa hay bèn nưa dùng để chế biến nấu canh giấm hay muối dưa.

Củ dùng làm thuốc cũng phải chế biến, thái mỏng ngâm nước vo gạo một đêm, sau ngâm nước phèn chua một đêm, phơi khô, rồi nấu với Gừng (100g Gừng cho 1 kg củ) trong 3 giờ cho hết ngứa.

Tính chất, tác dụng: Cụ Nguyễn An Cư đã viết về Khoai nưa như sau: Vị cay có độc, có công dụng sát mọi thứ trùng, trừ ác khí, trị lao truyền thi quỷ chú, bỗng ngã nhào bất tỉnh nhân sự, lại hay tổng xuất tử thai, với sốt rét cách nhật, sốt cơn.

Công dụng: Thường dùng trị sốt rét, tiêu đờm, trục thai chết. Liều dùng 4-12g. Dùng ngoài lấy củ tán bột hoà với dấm đắp vào trị mụn nhọt sưng tấy.

Đơn thuốc:

- Chữa sốt rét có báng, đờm trệ, ăn không tiêu, dày da bụng; dùng củ nưa chế 12g, Trần bì, Bách bệnh, Nam mộc hương, Ý dĨ (sao), Nga truật, Xạ can đều 10g, sắc uống. Có thể tán bột uống mỗi ngày 24g.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại tỉnh An Giang: Có phân bố trên vùng núi nhưng ngày nay rất hiếm gặp trong thiên nhiên trên các núi tại tỉnh An Giang. Hiên có trong các vườn cây thuốc của hộ gia đình. Khuyến khích bảo tồn nguồn gen này.

Thsỹ.Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 309.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.604511
Kinh độ: 104.991016
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.505661
Kinh độ: 105.005629

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
1073
Tuần này:
4995
Tháng này:
11603
Năm 2024:
55199

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17