Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Gối hạc

Tên khoa học: Leea rubra Blunne

Tên đồng nghĩa: Ðơn gối hạc, Củ rối, cây mũn

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Nho (tên khoa học là Vitales)

Chi: Gối hạt, Củ rối (tên khoa học là Leea L.)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp (EN)

Độ cao: 10m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỏ, thường cao khoảng 1-2m, có khi hơn. Thân có rãnh dọc và phình lên ở các mấu. Rễ có vỏ ngoài màu hồng, lõi có màu hồng, trắng hay vàng. Lá kép lông chim 3 lần, các lá phía trên kép lông chim 2 lần, mọc so le; các lá chét khía răng to. Hoa nhỏ, màu hồng, mọc thành ngù ở ngọn cành. Quả chín có màu đen. Mùa hoa quả tháng 5-10 

Bộ phận dùng: Rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở chỗ râm mát trên các đồi ven rừng, chân núi. Cũng được trồng bằng giâm cành. Người ta thu hái rễ vào mùa hè thu. Ðào về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô.

Tính chất, tác dụng: Rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết. Do có tác dụng này như vị xích thược nên người ta gọi là Nam xích thược.

Công dụng: Thường được sử dụng dùng chữa sưng tấy, đơn bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối và chữa đau bụng, rong kinh. Hạt thường được dùng trị giun đũa, giun kim và sán xơ mít.

Cách dùng: Rễ dùng riêng sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Liều dùng 15-20g. Rễ sắc uống chữa đau bụng. Phụ nữ khi sinh đẻ thường lấy rễ Gối hạc sắc uống cho khoẻ người, ăn uống ngon miệng, đỡ đau mình mẩy.

Ðơn thuốc: Chữa sưng tấy, đau bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối: Rễ Gối hạc 40-50g sắc uống. Hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: Rễ Gối hạc 30g, Cỏ xước hay Ngưu tất, Rễ gấc, Tỳ giải, mỗi vị 15g, cũng sắc uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Có phân bố trong thiên nhiên tại các vùng ven chân núi tại tỉnh An Giang. Hiên có trong các vườn cây thuốc của hộ gia đình. Khuyến khích bảo tồn nguồn gen này.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên tập.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 267.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3
Ảnh nhận dạng 4

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.614761
Kinh độ: 104.978592

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
962
Tuần này:
3768
Tháng này:
10376
Năm 2024:
53972

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17