Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cam thảo đất

Tên khoa học: Scoparia dulcis L.

Tên đồng nghĩa: Cam thảo nam

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Lamiales (tên khoa học là Lamiales)

Chi: Scoparia (tên khoa học là Scoparia)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Rất nguy cấp (CR)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo mọc thẳng đứng, cao 30-80cm, có thân nhẵn hoá gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở nách lá. Quả nang nhỏ chứa nhiều hạt. Ra hoa quả vào mùa hạ

Bộ phận dùng: Toàn cây

Phân bố, sinh thái: Loài liên nhiệt đới mọc khắp nơi ở đất hoang ven các đường đi, bờ ruộng. Có thể trồng bằng hạt . Khi dùng đào toàn cây  rửa sạch, đem phơi khô hoặc sấy khô. Có thể dùng tươi.

Tính chất, tác dụng: Trong cây có một ancalloit và một chất đắng, còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amelin. Cam thảo đất có vị ngọt tính mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm lợi tiểu.

Công dụng: Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đờm; 2. Lỵ trực tràng; 3. Tê phù, phù thũng, giảm niệu. Có thể dùng thay cam thảo bắc để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể. Cụ Việt Cúc viết về cảm thảo đất như sau: Cam thảo đất, cây đường phèn, thổ cam thảo, hàn mát huyết, giải nhiệt trừ táo khát mát phổi. Cam thảo đất hàn ngọt giải ban. Thanh lượng hòa huyết lại sinh tân. Phế can tỳ vị hao âm dịch. Nóng khát ho khan nhuận táo đàm

Cách dùng: Dùng 8-12g khô hoặc 20-40g tươi, dạng thuốc sắc. Để tươi chữa ho khan; sao thơm chữa ho đờm và tiêu sưng. Dùng ngoài, ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema.

Đơn thuốc:

1. Lỵ trực trùng: Cam thảo đất, Rau má, lá Rau muống, Địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống.

2. Cảm cúm, nóng ho: Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh giới.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại tỉnh An Giang: Khuyến khích gây trồng sử dụng.

Bành Thanh Hùng, Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc AN Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 87.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.599617
Kinh độ: 104.966018

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
244
Tuần này:
4166
Tháng này:
10774
Năm 2024:
54370

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17