Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cà dại hoa trắng

Tên khoa học: Solanum torvum Swartz

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Cà (tên khoa học là Solanales)

Họ: Cà (tên khoa học là Solanaceae)

Chi: Solanum (tên khoa học là Solanum)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Rất nguy cấp (CR)

Công dụng: Đau lưng, đau dây thần kinh

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỏ, mọc đứng, cao 2-3m, mang cành có gai.

mọc so le, có cuống hình trứng rộng, thường có thuỳ nông (ít khi nguyên), dài 18-25cm và rộng tới 18cm; cuống lá có gai, dài 3-10cm, phiến lá có lông mềm hình sao, gân giữa có gai.

Hoa có cuống mang đài hoa 5 thuỳ có tuyến, có gai dài 3-5mm; tràng 5 thuỳ trắng, hình bánh xe. 5 nhị dài 5-6mm. Cụm hoa xim ở kẽ lá. Mùa hoa quả tháng 4 đến tháng 7.

Quả mọng hình cầu, khi chín màu vàng, đường kính 10-15mm.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ở vùng núi. Thu hái rễ quanh năm. Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô trong râm.

Bộ phận dùng: Rễ.

Tính chất và tác dụng: Vị cay, hơi mát, có ít độc; có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giảm đau, trừ ho.

Công dụng: Thường được dùng trị:

1. Đau cả vùng thắt lưng, đòn ngã tổn thương;

2. Đau dạ dày, đau răng;

3. Bế kinh;

4. Ho mãn tính. Dùng 10-15g rễ, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da: giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.

Đơn thuốc:

1. Chứng khó đái: Nước hãm lá tươi Cà dại hoa trắng, phối hợp với cành lá của cây Đơn buốt.

2. Đau bụng của trẻ em: Hãm hoa lấy nước cho uống.

3. Ong (vò vẽ) đốt, nứt nẻ ở bàn chân, kẽ chân: Quả giã nát với Lá lốt, lấy nước bôi.

4. Đau răng: Rễ Cà dại hoa trắng sắc đặc với rễ Chanh, vỏ cây Lai, vỏ cây Trẩu, mỗi vị 10g, lấy nước ngậm rồi nhổ nước.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Trong thiên nhiên rất hiếm gặp trên vùng núi.  Khuyến khích Hội đông y, Chủ thập đỏ... gây trồng để sử dụng.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An, sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr.73.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3
Ảnh nhận dạng 4

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.503425
Kinh độ: 104.960461
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.383818
Kinh độ: 104.986296

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
20
Hôm nay:
1360
Tuần này:
3600
Tháng này:
15952
Năm 2024:
59548

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17