Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bí kỳ nam

Tên khoa học: Hydnophytum Formicarum Jack

Tên đồng nghĩa: Trái bí kỳ nam, Kỳ Nam Kiến, hay kỳ nam kiến

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Long đởm (tên khoa học là Gentianales)

Họ: Cà phê (tên khoa học là Rubiaceae)

Chi: Hydnophytum (tên khoa học là Hydnophytum)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Tuyệt chủng (EX)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Độ cao: 400m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả:  Cây phụ sinh, cộng sinh với kiến. Thân phình thành củ lớn, mặt ngoài sần sùi. Lá mọc đối, gốc thuôn, đầu tù. Phiến lá dày, nhẵn bóng. Lá kèm sớm rụng. Hoa không cuống, mọc tụ họp 4 – 5 cái ở kẽ lá, màu trắng. Quả nhỏ, hình trụ hơi dài, khi chín màu da cam.

Mùa hoa: Mùa hoa quả: tháng 12 – 1.

Phân bố và sinh thái: Cây mọc hoang nhiều, bám vào các cây gỗ trong rừng thứ sinh ở miền Nam nước ta. Cũng gặp ở vùng núi trong tỉnh An Giang.

Bộ phận dùng: Thân phình thành củ do kiến đục làm tổ, tạo thành hốc, lỗ. Thu hái thân cây thành củ, thái mỏng, phơi khô. Khi gần khô, phơi trong râm. Khi dùng, đem thuốc tẩm qua nước đang sôi, rồi sao vàng.

Công dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu. Cây chỉ mới dùng trong phạm vi dân gian với tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, kháng sinh, sát trùng. Thường dùng chữa viêm gan, đau gan, vàng da, đau nhức gân xương, bong gân, thấp khớp, đau bụng ỉa chảy.

Liều dùng 6 – 12 g sắc uống hoặc nấu cao uống

Đơn thuốc:

Viêm ga, đau gan vàng da: Bí kỳ nam 80g, Hạ khô thảo, chó đẻ, hậu phác nam mỗi vị 20g sắc uống. Hoặc bí kỳ nam 40g, thảo quyết minh 10g, ác ti sô 20g, nhân trần 15g. Cho 500ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trước 2 bữa ăn khoảng 1 giờ. Uống liên tục 10 – 15 ngày.

Đau nhức gân xương, bong gân, thấp khớp: Bí kỳ nam 40g, phối hợp với bổ cốt toái 30g, rễ trứng cuốc, rễ trinh nữ mỗi vị 20g hoặc ngũ gia bì 30g rễ vú bò, xuyên tiêu mỗi vị 20g sắc uống hoặc ngâm rượi 30 – 400C (350 g thuốc trong 1 lít rượu) ngày dùng 2 lần trước bữa ăn.

Đau bụng: sắc 60g Bí kỳ nam cho thật đặc, lấy ½ chén nước thuốc, chia 2 lân uống cách nhau 1 giờ.

Tình trạng khai thấc và bảo vệ tại An Giang: Bí kỳ nam là loài đã tuyệt chủng tại tỉnh An Giang. Vì vậy khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình gây trồng tạo quần thể loài này.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm và biên tập. Nguồn: Cây thuốc An Giang, tr49, Võ Văn Chi, UBKH-KT An Giang, 1991

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.498277
Kinh độ: 104.985394

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
443
Tuần này:
1497
Tháng này:
13849
Năm 2024:
57445

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17