Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Sâm bố chính

Tên khoa học: Abenmoschus moschatus ssp. tuberosus (Span.) Borss.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Bông (tên khoa học là Malvales)

Chi: Abelmoschus (tên khoa học là Abelmoschus)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Tuyệt chủng (EX)

Công dụng: Thuốc bổ

Độ cao: 400m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây cỏ, cao từ 50-100cm, toàn cây có lông. Rễ mập thành củ.

Lá mọc so le, có cuống dài, mép khía thành răng. Lá ở gốc không xẻ, lá ở giữa thân và ngọn xẻ 5 thùy sâu.

Hoa to, màu đỏ, mọc riêng ở kẽ lá.

Quả nang, hình trứng nhọn, khi chín nứt thành 5 mảnh. Hạt nhiều, màu nâu.

Mùa hoa quả: Tháng 5-9.

Phân bố, sinh thái: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi. Có sinh trưởng và phát triển tại vùng núi An Giang.

- Cây thân cỏ, sống dai, mọc đứng nhưng yếu ớt, có khi dựa vào các cây xung quanh.
- Rễ có hình người trông giống nhân sâm. Củ có nhiều tinh bột.
- Ưa đất cát pha hay thịt nhẹ, đất phù sa hay bồi tụ ven sông, suối; ưa sáng hay chịu bóng nhẹ, khi trưởng thành có thể mọc xen với nhiều loài cây cỏ thấp.

Bộ phận dùng: Rễ. Rễ, thu hái vào mùa thu, đông, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Có thể đồ chín rồi mới phơi hay sấy.

Công dụng: Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, ho, viêm họng, viêm phế quản, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, kinh nguyệt không đều, khí hư, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt.

Thành phần hóa học: Rễ Sâm Bố Chính chứa chất nhầy 35 – 40%, tinh bột (Đỗ Tất Lợi , 1999). Theo Trần Công Luận và cs, 2001, rễ cây sâm Bố Chính, trồng ở Bạc Liêu chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử, và hợp chất uronic. Hàm lượng lipid là 3.96%. Lipid gồm acid myristic, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic. Hàm lượng protein toàn phần là 0,23 g%, hàm lượng protid: 1,26g%. Các acid amin gồm 11 chất trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin, prolin, tyrosin, valin, phenylalanin và leucin. Hàm lượng tinh bột là 15,14 % và chất nhầy 18,92 %. Chất nhầy là D-glucose và L-rhamnose. Ngoài ra, còn có 13 nguyên tố: Na, Ca, Mg, Al, Fe, Si, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P.

Theo quy định của Dược điển Việt Nam II, rễ sâm Bố Chính, phải chứa 30 – 40% chất nhầy (dược liệu khô).

Tác dụng dược lý: Bằng đường uống và tiêm phúc mạc, cao cồn sâm Bố Chính có tác dụng gây giảm hoạt động tự nhiên của chuột nhắt trắng, đối kháng với tác dụng tăng hoạt động của amphetamin, kéo dài thời gian ngủ gây bởi thuốc ngủ barbituric, và chống co giật gây bởi pentetrazol. Điều đó chứng tỏ sâm Bố Chính có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, an thần.

Tính vị, công năng: Rễ sâm Bố Chính chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, kém ngủ, đau lưng, đau mình, các chứng ho sốt nóng, trong người khô, táo bón, khát nước, gầy còm. Có khi được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, điều kinh, chữa bệnh phổi và bạch đới.

Liều dùng: ngày 16 – 20 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.

Kiêng kỵ: thể trạng hư hàn phải tẩm nước rừng, sao kỹ.

Bài thuốc có sâm Bố Chính.

1. Chữa sốt nóng lâu, khát nước, ra mồ hôi:
Sâm Bố Chính 20g, thục địa 30 g, nhục quế 3 g. Sắc uống ngày một thang.
2. Chữa ra mồ hôi nhiều, người còn ấm, chân tay quyết lạnh:
3. Hoàn đại bổ
Sâm Bố Chính, củ đinh lăng, mỗi vị 100g, hà thủ ô đỏ 60g, trần bì 20g, rau nhai nhi 1 bộ, mật ong vừa đủ. Rau thai lấy ở phụ nữ đẻ con so, không có bệnh, cắt bỏ màng gân, lấy rau tươi đỏ, cào ra từng miếng để, trên đĩa gốm sứ sấy cách thủy đến khô. Rễ đinh lăng cạo bỏ vỏ ngoài, thái mỏng phơi khô sao qua. Các vị tuyến nhỏ luyện mật làm hoàn 12 g. Ngày uống 1 hoàn trước khi đi ngủ. Uống 15 ngày là một liệu trình
Thuốc bổ khí huyết
Sâm Bố Chính 30g, hoài sơn, đương quy, ý dĩ sao, mỗi vị 15g, hồi đầu 12g. Làm viên với mật ong, Hay kẹo mạch nha, uống mỗi ngày 15 – 20g.
Chữa thận khí suy kém, nặng đầu mỏi lưng, nóng nhiều, mỏi mệt, yếu sức:
Sâm Bố Chính 6g, hà thủ ô 12g; củ mài, cốt toái bổ, gạc nai nướng, tầm gửi cây dâu, mỗi vị 6g; mẫu đơn, nhụy sen, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thuốc tăng lực, chữa kém ăn, mất ngủ, mệt mỏi, nặng ngực, thiếu máu xanh xao
Sâm Bố Chính 120g, hoàng tinh chế 80g; tầm gửi cây dâu, quả dâu, thỏ ty tử sao, hà thủ ô đỏ, đổ trọng, mỗi vị 40g; huyết giác, ba kích, cao hổ cốt, mỗi vị 20g. Các vị sơ chế, ngâm 2 lít rượu trong 2 ngày đêm rồi đem chưng cách thủy, hạ thổ 1 tuần. Mỗi lần uống 15 – 40 ml, ngày 2 lần theo bữa ăn. Kiêng ăn đổ tanh sống, kích thích.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại tỉnh An Giang: Loài Sâm bố chính có phân bố trong thiên nhiên. Theo lời kể của những hộ dân tại địa phương cho biết loài này có dọc theo chân núi Trọi đến Bến bà chi thuộc núi Dài của xã Lê Trì huyện Tri Tôn và trên núi Cấm huyên Tịnh Biên. Nhưng do khai thác sử dụng không bền vững nên loài này đã tuyệt chủng cục bộ trong thiên nhiên tại tỉnh An Giang. Hiện nay, Chi cục Kiểm lâm đã gây trồng và nhân rộng loài trong dân trồng làm cây cảnh, trồng thành vùng nguyên liệu.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An, sưu tầm và biên tập.
Đỗ Tất Lợi, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản KH và KT, trang 690-693.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.494964
Kinh độ: 104.931943

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
777
Tuần này:
3583
Tháng này:
10191
Năm 2024:
53787

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17