Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dùng cầu hai

Tên khoa học: Bambusa (Lingnania) sp.nov

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:

Thân cây lớn, không gai, lá to, thân khí sinh có ngọn cong rủ. Thân cây cao 12 – 15 m, đường kính thân 12 – 13 cm, lóng dài 38 – 40 cm, vách thân dầy 2 – 3 cm. Thân thẳng tròn đều. Thân non có lông xám dày.

Có một cành chính to và một số cành phụ. Cành phát triển từ nửa trên của thân cây.

Bẹ mo đáy dưới rộng 45 – 50 cm, cao 34 – 40 cm, đáy trên 9,5 – 12 cm. Phiến mo rộng 6 – 7 cm, cao 8 – 10 cm, mặt trong có nhiều lông dày cứng. Lưỡi mo 0,5 – 0,6 cm, có răng cưa.

Đặc điểm sinh học:

Bương Thanh Hoá là loài tre mọc cụm thưa cây. Phiến lá dài 45 – 46 cm, rộng 9,5 – 11 cm, gốc tù, lệch, gân lá 16 – 17 đôi. Lưỡi lá cao 0,4 cm. Bẹ lá không lông. Cuống lá dài 1 cm.

Măng ra vào các tháng 5 – 9. Măng ngon, cho năng suất cao.

Phân bố địa lý:

Bương Thanh Hoá được trồng nhiều ở các tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Thường gặp ở vùng đồi thấp, khoảng 100 m so với mực nước biển.

Giá trị:

Bương Thanh Hoá có thân to, thẳng, chắc nên được dùng nhiều trong xây dựng như làm cột nhà, làm cột điện, làm nguyên liệu sản xuất giấy.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh.

 

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
825
Tuần này:
3631
Tháng này:
10239
Năm 2024:
53835

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17