Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cơm lam

Tên khoa học: Cephlostachyum pergracile Munro

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Schizostachyum pergracile (Munro) Majumdar

Đặc điểm hình thái:

Thân cây thẳng với ngọn rủ, cao 7 – 15 m, đường kính 2,5 – 7 cm, vách thân mỏng, màu xanh xám. Lóng dài 30 – 49 cm, đốt thân hơi dày. Cành phát triển ở các đốt phía trên của thân. Mỗi đốt có nhiều cành có kích thước bằng nhau.

Bẹ mo cao 10 – 15 cm, rộng 15 – 20 cm, dày và giống da, màu nâu đỏ như đồng thau, sáng bóng.

Phiến mo hình trứng, hình tim, nhọn, rộng 5 cm, bằng 1/2 chiều rộng của đỉnh trên bẹ mo. Lưỡi mo rất hẹp. Tai mo trải dài theo đỉnh của bẹ mo, hình thuôn hẹp, rộng 3 – 4 mm.

Đặc điểm sinh học:

Phiến lá hình thuôn hẹp, dài 30 – 35 cm, rộng 2,5 – 3 cm, cả hai mặt trên và dưới thô, gốc lá hình trứng. Gân lá 10 đôi.

Cơm lam là loài tre mọc cụm. Cơm lam ra hoa khá thường xuyên, đôi khi ra hoa đồng loạt trên diện rộng. Năm 1987, loài này ra hoa đồng loạt ở Thái Lan và tạo ra rất nhiều hạt, làm bùng nổ số lượng chuột hoang. Năm sau, số chuột này lại quay về phá hoại mùa màng.

Phân bố địa lý:

Loài có phân bố rộng ở Myanma, Thái Lan, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Việt Nam. Chúng được trồng rộng rải ở vùng Tây Bắc nước ta. Có thể nhân giống trồng bằng hạt, thân ngầm và gốc thân. Cây con cũng thường được thu từ rừng tự nhiên về trồng tại vườn nhà.

Giá Trị:

Loài có tác dụng nổi tiếng nhất là được dùng để nấu cơm lam, một đặc sản của vùng Tây Bắc và vì thế mà loài đã được mang tên Cơm lam. Thông thường gạo được nhồi vào các ống tre 1 năm tuổi để nấu cơm. Đôi khi cây còn được dùng cho xây dựng, đan lát. Đây là loài rất đặc trưng và nổi bật nên chúng tôi đã lấy tên loài đặt tên cho chi là chi Cơm lam thay thế cho tên trước đây của chi là Nứa vách dày.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh.

 

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
370
Tuần này:
805
Tháng này:
13157
Năm 2024:
56753

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17