Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Lồ ô Bình Long

Tên khoa học: Bambusa procera A. Chev. et A. Cam

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Schizostachyum zollingeri Steudel

Đặc điểm hình thái:

Thông thường thân thẳng; khi bị chặt phá, bị đè chèn (thoái hoá) thì cây ở dạng trườn.

Thân Lồ ô Bình Long cao 15 – 16 m, đường kính thân 5 – 7 cm, lóng dài 50 – 80 cm, vách thân dầy 0,8 – 1 cm. Thân tròn đều, nhẵn, vòng mo nổi rõ. Cành chính to dài, đùi gà phát triển và ít cành nhỏ. Thân lúc non có mầu xanh bạc do có lớp lông trắng sớm rụng; càng về già, thân có mầu xanh đậm với những đốm loang lổ.

Bẹ mo hình thang cân, rộng 24 – 28 cm, cao 18 – 19 cm; đáy trên 5 – 6 cm; hai vai lõm xuống, mặt ngoài có lông hung mịn. Phiến mo hình mũi giáo.

Đặc điểm sinh học:

Lồ ô Bình Long là loài tre to, không gai, lá vừa, mọc cụm vừa, thân khí sinh có ngọn rủ.

Phiến lá thuôn dài, dài 25 – 27 cm, rộng 5 – 5,5 cm, đầu nhọn, gốc lá tù hay tròn. Gân lá 6 – 8 đôi. Lưỡi lá dài đến 0,1 cm, có lông thưa dài đến 0,8 cm. Bẹ lá không lông. Cuống lá dài 0,2 – 0,3 cm.

Lồ ô Bình Long phân bố tự nhiên ở vùng có khí hậu nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt. Thường gặp ở độ cao 100 – 400 m so với mực nước biển.

Rừng Lồ ô Bình Long đựơc hình thành trong quá trình diễn thế sau khai thác rừng gỗ; cây mọc tập trung nhất là ở sườn và đỉnh đồi; mọc tự nhiên thành từng vùng lớn thuần loại hoặc có thể hỗn giao với với một số loài cây gỗ.

Măng ra từ tháng 6 đến tháng 10, song tốt nhất là tháng 7 – 8.

Phân bố địa lý:

Lồ ô mọc nhiều ở vùng Đông Nam Bộ và Lâm Đồng, song tập trung nhiều ở tỉnh Bình Phước.

Giá Trị:

Lồ ô Bình Long có lóng dài thích hợp để làm ván ép. Ngoài ra Lồ ô Bình Long còn được làm các đồ dùng sinh hoạt (làm đũa, đan lát) và khai thác măng ăn

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Không phân bố ở An Giang. Giới thiêu thêm thông tin để tham khảo.

 

 

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
843
Tuần này:
2715
Tháng này:
9323
Năm 2024:
52919

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17